Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Sốt về chiều là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Sốt về chiều có thể là vấn đề của bạn trước đây hoặc đang gặp phải, tuy nhiên đừng xem thường nó bởi lẽ đây có thể là một triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh lí của cơ thể. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sốt về chiều là bệnh gì?

Sốt về chiều là một tình trạng báo hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề với nhiệt độ cao hơn bình thường đặc biệt là vào thời gian chiều tối; thông thường nhiệt độ cơ thể sẽ dao động từ 36 – 37 độ C với người khỏe mạnh, nhưng phải khi nào nhiệt độ lớn hơn 37,5 độ C thì mới gọi là sốt vì không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì nhiệt độ như một hằng số, nó sẽ có sự chênh lệch lên hoặc xuống theo thời gian, giới tính, tuổi, cảm xúc, … Do vậy, trong một vài trường hợp quan niệm sốt nhẹ về chiều 37 độ C là một sai lầm dù cho là nhiệt độ ở người lớn hay trẻ em.

Sốt về chiều do những nguyên nhân nào?

Bệnh sốt về chiều là những bệnh lí có biểu hiện kể trên, xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn:

  • Lao phổi:

    Bệnh lao là bệnh lí chiếm phần lớn trong nguyên nhân do nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, có thể gây ra nhiều cơn sốt cao kéo dài vào chiều tối kèm với những triệu chứng khác như khạc đờm, ho ra máu vào sáng sớm; khi khám sẽ nghe thấy nhiều rales ẩm, rales nổ và có thể kèm theo tiếng thổi hang tại đỉnh phổi do loài vi khuẩn này thuộc dạng hiếu khí nên đây sẽ là nơi lí tưởng cho chúng “ẩn nấp”.

  • Bệnh lí về gan:

    Với những người mắc phải bệnh lí về gan cũng có dấu hiệu sốt về chiều bởi vì những tế bào gan đang bị hoại tử và tổn thương nên hoạt động đường mật kéo theo sẽ bị viêm nhiễm, chức năng làm việc của gan – mật ảnh hưởng gây ra tình trạng sốt do chất độc bị tích tụ. Người mắc phải bệnh lí này sẽ kèm theo những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau tức hạ sườn phải, …

  • Nhiễm khuẩn màng não và não:

    Ngoài sốt về chiều thì bệnh nhân thường có những triệu chứng đau đầu thoáng qua hoặc dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều, co giật, hôn mê hoặc thậm chí là liệt nửa người nếu trở nặng.

  • Viêm đường tiết niệu:

    Vi khuẩn thường thâm nhập từ đường tiểu đi lên gây ra nhiều triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, ngứa hoặc có thể cũng gây sốt về ban chiều.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể biểu hiện sốt về chiều như:

  • Nhiễm kí sinh trùng:

    Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dữ dội, ăn nhiều nhưng không tăng cân, sụt cân nhiều trong vòng một tháng trở lại, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, …

  • Do sử dụng thuốc:

    Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc sử dụng thuốc cũng có thể dẫn đến triệu chứng sốt về chiều do kháng sinh qua cơ chế dị ứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc, …

  • Mắc các bệnh lí ung thư:

    Người bệnh có biểu hiện sốt khi mắc bệnh lí về ung thư giai đoạn sớm do suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể “phát tín hiệu” sốt như một cách báo động về tình trạng của cơ thể.

  • Cảm nắng, cảm lạnh:

    Số ít trường hợp do bệnh nhân bị say nắng hoặc cảm lạnh làm sốt vào chiều tối nhưng không kéo dài nhiều ngày và lặp lại chỉ duy nhất vào ban chiều.

  • Stress nặng:

    Đây cũng được xem làm một nguyên nhân gây ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến não bộ trong nhiều ngày làm xuất hiện triệu chứng trên

Triệu chứng sốt về chiều

Đây là một triệu chứng trên người bệnh bị một trong các nguyên nhân, phổ biến là do nhiễm khuẩn như mình đã nói ở trên gây tác động đến cơ quan nào đó trong cơ thể từ đó làm rối loạn đến sự chuyển hóa và thải trừ nhiệt của cơ thể hoặc tác động trực tiếp lên cơ quan điều nhiệt làm nhiệt độ tăng lên.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mắc phải mà có thể có những triệu chứng khác kèm theo như mình đã kể trên. Nhưng những biểu hiện chính là bao gồm:

  • Cảm giác lạnh
  • Rùng mình
  • Ớn lạnh
  • Run
  • Thân nhiệt tăng
  • Khát nước
  • Co mạch ngoại vi
  • Không vã mồ hôi cho tới khi sốt bắt đầu lui
  • Mệt mỏi, ngủ li bì
  • Cơ thể yếu sức, choáng, …

Vậy bị sốt về chiều cần làm gì?

Nếu tình trạng sốt về chiều chỉ xảy ra một – hai ngày rồi chấm dứt thì thật may mắn có thể bạn chỉ đang bị cảm lạnh, cảm nắng hay do một số yếu tố sinh lí khác như chu kì kinh nguyệt, stress, …

Tuy nhiên, nếu như bạn có biểu hiện sốt kéo dài nhiều ngày với tần suất đều đặn vào ban chiều mà không có dấu hiệu giảm thì cần phải nên có biện pháp xử trí như sau:

  • Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: đối với thân nhiệt đo tại nách trên 37,5 độ C, trên 38 độ C tại miệng và hậu môn là sốt. Khi đo thân nhiệt tại nách thì độ chính xác sẽ là kết quả cộng với 0,5 độ C và cộng thêm 0,1 – 0,3 độ C nếu kết quả đo tai tai, trán, miệng.
  • Đến hiệu thuốc uy tín để được tư vấn và mua thuốc giảm sốt
  • Bổ sung nước nhiều và vitamin từ hoa quả, đặc biệt là vitamin C để cung cấp dưỡng chất, giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng
  • Chế độ ăn uống, vận động hợp lí để duy trì sức khỏe
  • Dùng khăn ấm chườm lên mặt, tay chân, cơ thể giúp giãn mạch ngoại vi, giãn lỗ chân lông, tăng khả năng lưu thông máu, tăng khả năng thải nhiệt của cơ thể. Không nên tắm, lau người bằng nước lạnh và cồn vì có thể kích thích làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể.
  • Thường xuyên quan sát và theo dõi biểu hiện người bệnh.
  • Để cơ thể thoáng mát, không mặc áo ấm, trùm chăn làm cản trở sự thải nhiệt ra bên ngoài.

Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc giảm đau hạ sốt tại nhà mà không qua bất kì hướng dẫn, chỉ dẫn nào của bác sĩ, dược sĩ vì một số loại giảm đau – hạ sốt có tác dụng phụ như Aspirin làm xuất huyết tiêu hóa nếu như bệnh nhân đang có dấu hiệu sốt vào thời gian chiều tối là triệu chứng khi sốt xuất huyết thì hậu quả rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện.

Nếu vẫn kéo dài tình trạng trên hoặc kèm theo một số biểu hiện như ho ra máu, khạc đàm mủ, đàm đục, xuất hiện nhiều biểu hiện lạ thì nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để dược chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh ngay khi càng sớm càng tốt và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bị sốt về chiều và đêm thì chú ý những gì?

Một số gia đình thiếu hiểu biết, kiến thức có quan niệm rằng trẻ em bị sốt là chuyện bình thường, vì vậy họ nghĩ không cần chữa trị chỉ cần để nó tự động khỏi – đó hoàn toàn là một sự sai lầm vì rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của bé sau này!

Nếu ngoại trừ khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn, virus thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị sốt khi về chiều chẳng hạn như mọc răng tuy nhiên điều này sẽ hết sau 1 – 2 ngày; phản ứng sau khi tiêm chủng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến; thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể dẫn đến sốt do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu; phụ huynh tắm đêm cho trẻ, mặc quá nhiều quần áo chật; … đều có thể gây ra hiện tượng sốt. Do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng như trên.

 

Vậy nếu chẳng may trẻ đã bị sốt rồi thì làm thế nào để có thể nhận ra?
Đối với trẻ em khi bị sốt, chúng không thể diễn đạt bằng lời nói để cha mẹ có thể nhận ra dễ dàng mà chỉ biết dùng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, vì vậy việc cần làm đầu tiên để nhận biết trẻ có bị sốt về chiều đêm hay không là chú ý quan sát khi thấy có sự thay đổi qua một số biểu hiện: quấy khóc, bỏ bú hoặc bỏ ăn uống, người lơ mơ mệt mỏi, trông nhợt nhạt, nôn ói, thân nhiệt tăng cao, …

Trong những trường hợp đó, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất để tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi kịp thời, đặc biệt là khi kèm theo những dấu chứng như nổi hạt đỏ trên da, mắt đỏ, nôn ói ngoài thức ăn và sữa mẹ còn có một số màu dịch khác hòa lẫn, …

Nếu mắc phải một số lí do bắt buộc khiến bạn chưa thể kịp dưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế thì tại nhà cần làm một số điều sau:

  • Cho bé uống nhiều nước hoặc có thể thay bằng dung dịch Oresol theo liều lượng hướng dẫn
  • Để bé nghỉ ngơi ở nơi rộng rãi, thoáng mát
  • Chườm ấm và tắm nước ấm cho bé
  • Bổ sung vitamin và dinh dưỡng để tăng đề kháng
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Tổng kết

Sốt về chiều là một triệu chứng mơ hồ không đặc hiệu của bất cứ bệnh lí nào, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại gây hậu quả khôn lường nếu không được nhận định sớm và chữa trị kịp thời, do vậy những thông tin mà mình đã cung cấp hi vọng sẽ giúp bạn có một thái độ xử trí tốt và nhận được nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng khi người thân, gia đình hay chính bản thân bạn mắc phải để không dẫn đến điều đáng tiếc nào cả.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 

 



source https://medicalhealth.vn/sot-ve-chieu-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cua-benh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét