Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Nhồi máu cơ tim – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.

nhoi-mau-co-tim

Hiện nay, nhồi máu cơ tim đang là bệnh lý ngày càng phổ biến và nhiều người gặp phải ở Việt Nam. Nhất là ở người già hay người bị bệnh thừa cân, béo phì. Hàng năm có hàng trăm nghìn ca nhập viện vì bị nhồi máu cơ tim. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, nhận biết dấu hiệu hay cách điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể người. Bởi nó đóng vai trò tuần hoàn máu và bơm máu đi khắp cơ thể. Đồng thời tim có hai mạch máu chính đó là động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Tuy nhiên do tuổi tác, bệnh lý hay một số yếu tố khác, hệ thống động mạch này có thể bị tắc một phần hay hoàn toàn một trong hai nhánh hoặc cả hai nhánh mạch máu chính. Điều này gây nên nhồi máu cơ tim. Bởi nó khiến cho một vùng cơ tim không thể hoạt động được do bị thiếu máu. Đồng thời chức năng bơm máu của tim không còn thực hiện được bình thường.
Hậu quả của nhồi máu cơ tim cấp có thể khiến cho người bệnh bị sốc tim, suy tim. Hoặc nặng hơn là làm cho tim bị ngừng ngập, đột quỵ hay gây ra một rối loạn nhịp chết người,….

Triệu chứng nhồi máu cơ tim thường gặp

trieu-chung-nhoi-mau-co-tim-cap-2
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nó có thể khiến cho bệnh nhân đột tử nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, bạn cần nhận biết các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm để có thể tự cứu mình. Đồng thời tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất.
– Bị đau thắt ngực trái. Triệu chứng này có thể duy trì từ nhẹ tới nặng. Nhẹ thì có cảm giác như bị đè nặng ở phần ngực. Hoặc có cảm giác nóng rát ở khu vực ngực trái. Còn nặng là bị đau tim như siết chặt hay dao đâm. Cảm giác đau này có thể lan sang các vùng khác của cơ thể như vai trái, cánh tay trái, bụng, lưng, hàm dưới hoặc lan lên cổ của người bệnh.
Thời gian bị đau ngực trái kéo dài trong khoảng từ 15 phút tới 30 phút. Đây chính là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh nhồi máu cơ tim cấp mà bạn phải hết sức chú ý. Bởi nó có thể khiến cho người bệnh bị đột quỵ hay biến chứng nếu gặp dấu hiệu nặng của bệnh.
– Cảm giác đánh trống ngực, hay bị hồi hộp.
– Bị khó thở, mệt mỏi khi vận động. Hoặc khó chịu ở vùng thượng vị.
– Cơ thể toát nhiều mồ hôi.
– Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh.
Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp đột ngột.
– Luôn có cảm giác lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn hoặc bị kích thích.
– Buồn nôn hoặc nôn ói nhiều.
– Tay chân lạnh hoặc ẩm.
– Thường xuyên bị ngất đột ngột.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim là gì?

nguyen-nhan-nhoi-mau-co-tim-cap
nguyen-nhan-nhoi-mau-co-tim-cap

Nguyên nhân chính gây nên nhồi máu cơ tim chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Trong đó, động mạch quan trọng nhất đó chính là động mạch vành. Các động mạch này có thể bị tắc hoặc bị hẹp dần đi do các mảng xơ vữa hình thành.
Chính vì vậy mà lượng máu lưu thông đến tim bị mất hoàn toàn hoặc suy giảm đáng kể tùy theo tình trạng của bệnh. Điều này gây nên nhồi máu cơ tim ở người bệnh. Tình trạng xơ vữa động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch vành chủ yếu do các cholesterol xấu hoặc do chất béo chuyển hóa gây ra.
Ngoài ra một số yếu tố khác có thể làm tăng khả năng gây bệnh nhồi máu cơ tim cấp bạn nên chú ý dưới đây.
● Đái tháo đường
● Huyết áp cao
● Tai biến mạch máu
● Bệnh thận mạn
● Tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sản giật
● Do rối loạn lipid máu khiến cho nồng độ triglycerid và cholesterol trong cơ thể tăng cao
● Do béo phì, thừa cân
● Do lười vận động, stress, căng thẳng
● Sử dụng các thuốc bị cấm có chứa amphetamin hay cocaine.
● Do tiền sử bệnh trong gia đình
● Do yếu tố tuổi tác.

Bị nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

nhoi-mau-co-tim-cap
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi nó cơ thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Thậm chí người bệnh có thể bị tử vong do sốc tim hay đột quỵ nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
Hàng năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân phải nhập viện trên toàn quốc do bị nhồi máu cơ tim. Nếu không được phát hiện sớm, nhất là ở giai đoạn nặng thì tỷ lệ tử vong hay đột tử rất cao. Hoặc có thể để lại các biến chứng nguy hiểm và lâu dài.
Các biến chứng nhồi máu cơ tim thường gặp
Nhồi máu cơ tim cấp có rất nhiều biến chứng khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh. Trong đó y học chia làm 3 loại biến chứng chính đó là biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn.
– Các biến chứng sớm bao gồm rối loạn nhịp tim, suy tim, tai biến do tắc mạch, vỡ tim hoặc tử vong đột ngột.
– Các biến chứng thứ phát chủ yếu là hội chứng Dressler. Đây là hội chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau từ 1 tới 4 tuần khởi phát bệnh. Biểu hiện cụ thể như đau ở sau xương ức. Khi vận động, thở sâu hay khi ho cảm giác đau tăng lên. Còn khi cúi người về đằng trước hoặc ngồi xuống thì cơn đau giảm xuống. Nó còn được gọi là hội chứng viêm ngoài màng tim.
– Các biến chứng muộn có thể gây nên các cơn đau nặng cho cơ thể ở các vùng khác nhau.
● Đau thần kinh nhạy cảm như đau ngực lan tỏa với cường độ trung bình. Vùng trước tim có cảm giác đau ê ẩm hoặc nặng nề.
● Đau kiểu thấp khớp với triệu chứng chủ yếu là viêm quanh khớp vai cánh tay. Hoặc bị hội chứng vai – bàn tay.
● Phình vách tim với các biểu hiện như tắc mạch đại tuần hoàn, suy tim hay rối loạn nhịp thất.
● Nhồi máu cơ tim tái phát với biểu hiện chính là đau thắt ngực.
● Chức năng tim bị suy giảm hoặc biến chứng thành suy tim.

Xử trí nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?

Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, cách xử trí tốt nhất đó chính là đưa người bệnh tới các trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Bởi nó có thể giúp hạn chế nguy cơ tử vong hay các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bởi tỷ lệ tử vong cao nhất chính là vào các giờ đầu hay trong ngày đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Thời gian cấp cứu chính là yếu tố quyết định tới khả năng điều trị của bệnh. Cấp cứu càng sớm thì nguy cơ người bệnh bị các biến chứng càng giảm.
Do đó khi có các dấu hiệu cảnh báo bị nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực kéo dài, cơ thể toát mồ hôi lạnh. Hoặc có cảm giác như bị bóp nghẹt vùng trước tim hoặc vùng sau xương ức. Hay khi sử dụng các loại thuốc chứa nitroglycerin không cải thiện. Lúc này nên gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế với phương tiện an toàn và nhanh chóng nhất.

Cách điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim. Trước hết bệnh nhân phải được chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp đo điện tâm đồ ECG, xét nghiệm máu, siêu âm tim hay điện tâm đồ gắng sức. Tùy theo tình trạng của bệnh mà có các phác đồ điều trị cho phù hợp.
– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời phòng ngừa các biến cố do nhồi máu gây ra. Trong đó bao gồm áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, chỉ ăn các thực phẩm tốt cho hệ tim mạch. Đồng thời không sử dụng rượu bia hay chất kích thích. Kết hợp với đó là tăng cường khả năng vận động phù hợp với trạng thái của bệnh.
– Uống thuốc phòng ngừa các biến chứng của bệnh được kê toa. Một số loại thuốc có vai trò tốt trong hoạt động điều trị nhồi máu cơ tim như thuốc chống đông máu aspirin, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau, nitroglycerin,…
– Mổ bắc cầu CABG nối động mạch chủ tới động mạch vành để cung cấp máu được oxy hóa đến các khu vực của tim đang bị thiếu máu. Đồng thời đảm bảo luôn có lượng máu đủ để nuôi tim hoạt động bình thường.
– Đặt stent mạch vành PCI giúp điều trị các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp do hẹp động mạch vành. Phương pháp điều trị phổ biến này giúp phục hồi tưới máu động mạch vành hiệu quả.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Khi chăm sóc bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau để giúp cho bệnh nhân hồi phục hiệu quả nhất.
● Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol trong máu.
● Cho bệnh nhân ăn uống các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho hệ tim mạch.
● Hạn chế ăn các loại chất béo động vật.
● Giảm cân nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì.
● Nghiêm cấm bệnh nhân hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích.
● Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn.
● Không nên thức khuya, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
● Giúp cho tinh thần bệnh nhân luôn thoải mái. Tránh căng thẳng, stress hay xúc động mạnh.
● Tập thể dục thường xuyên, đều đặn ít nhất 3 – 4 lần/tuần.
● Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

huyet-ap-cao-nen-an-gi-3
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn tới kết quả điều trị của bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị bệnh thì nên chú ý tới chế độ ăn uống và sức khỏe của bản thân.
● Ăn nhiều rau xanh, trái cây, rau đậu và các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân,…
● Đa dạng hóa các loại thực phẩm có chứa protein.
● Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa cholesterol không tốt cho tim mạch.
● Ăn bổ sung các loại yến mạch, gạo lứt.
● Nên ăn cá, các loại thịt màu trắng.
● Dùng dầu thực vật như dầu oliu, hạt cải thay thế cho chất béo động vật.
● Nên ăn các loại quả mọng như quả lựu, việt quất, dâu tây, cà chua…
Ngoài ra nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật, thức ăn nhanh, xúc xích, bánh ngọt, pho mát hay các loại thịt đỏ. Đồng thời nên uống đủ nước hàng ngày. Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê, trà hay các loại đồ uống có chứa cafein.

huyet-ap-cao-khong-nen-an-gi
Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nhồi máu cơ tim. Đi cùng với đó là các nguyên nhân, triệu chứng hay cách điều trị của bệnh. Hi vọng rằng các kiến thức trên đây có thể giúp bạn có các cách xử lý và phương hướng điều trị bệnh tốt nhất. Đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/nhoi-mau-co-tim-nguyen-nhan-trieu-chung/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét