Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Huyết áp thấp là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của việc bị tụt huyết áp

Huyết áp thấp còn được gọi là tụt huyết áp hay hạ huyết áp. Huyết áp thấp khi ở mức độ nhẹ, sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn, chứng bệnh hạ huyết áp này có thể gây ra choáng, ngất và hình thành một số căn bệnh nguy hiểm như các bệnh về tim mạch, những bệnh liên quan đến tuyến nội tiết và hệ thần kinh,… 

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tụt huyết áp. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp và từ đó xây dựng cho mình một chế độ ăn uống sao cho điều chỉnh các chỉ số huyết áp về đúng với mức độ bình thường.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp bị giảm xuống một cách đột ngột (giảm xuống dưới 90/60 mmHg). Hạ huyết áp khiến thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bệnh nhân và đặc biệt là những người cao tuổi. Khi bệnh ở mức độ nặng hơn sẽ gây ra một số căn bệnh nguye hiểm liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết hay bệnh tim mạch,…

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ là: 120/80 mmHg. Vì thế khi chỉ số huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg tức là:

  • Huyết áp tâm thu: từ 90 mmHg trở xuống
  • Huyết áp tâm trương: từ 60 mmHg trở xuống

huyet-ap-thap

Những nguyên nhân tụt huyết áp bạn cần biết

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị hạ huyết áp, dưới đây là một số những nguyên nhân chính dẫn đến việc hạ huyết áp:

  • Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng bỡi chế độ ăn uống chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và Folate. Dẫn đến thiếu máu và làm cho cơ thể không thể sản xuất đủ các tế bào máu đỏ gây ra huyết áp thấp
  • Do bị mất máu: có thể là bị mất máu bởi các vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ,… làm giảm lượng máu trong cơ thể, từ đó làm tụt huyết áp một cách nghiêm trọng.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc gây mệ, gây tê, thuốc ngăn ngừa canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa chứng cao huyết áp hay một số loại thuốc chống trầm cảm,…
  • Khi cơ thể bị mất quá nhiều nước: do đổ mồ hôi, mất máu hoặc tiêu chảy cấp,… khiến cơ thể bị mất quá nhiều nước, bị suy yếu, chóng mặt và mệt mỏi
  • Do chuyển đổi các tư thế một cách đột ngột, từ nằm sang ngồi hoặc đột ngột đứng dậy,…khi đó trọng lực của cơ thể làm máu bị lắng đọng trong các tỉnh mạch ở chân, làm cho máu khó quay trở lại tim khiến huyết áp bị giảm xuống
  • Các vẫn đề liên quan đến nội tiết như nhược giáp (tuyến giáp không hoạt động), bị tiểu đường hoặc lượng đường trong máu quá thấp (hạ đường huyết)
  • Tụt huyết áp cũng thường thấy ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp thấp hơn là những người trẻ
  • Có những trường hợp huyết áp bị giảm xuống một cách đột ngột, nguyên nhân chủ yếu của trường hợp này có thể là do: nhịp tim bất thường, bị bệnh về gan, suy tim, phì đại hay bị giãn nở các mạch máu,…

Một số dấu hiệu và triệu chứng tụt huyết áp thường gặp

trieu-chung-ha-huyet-ap

Các triệu chứng tụt huyết áp xuất hiện khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm xút, dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh huyết áp thấp bạn cần nắm rõ:

  • Dấu hiệu mệt mỏi: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tay chân tê mỏi, thiếu sức sống, thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Đau, nhức đầu: mỗi người sẽ đau ở mức độ khác nhau, tuy nhiên chứng đau đầu sẽ tập trung ở phần đỉnh đầu và nặng hơn khi phải hoạt động thể lực nặng hoặc khi não bộ căng thẳng.
  • Thường bị choáng hoặc ngất: Triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người có mức độ nghiêm trọng hơn và dễ rơi vào tình trạng mất ý thức đột ngột- ngất.
  • Giảm thị lực: thị lực bị giảm và làm bạn bị mờ mắt, việc bạn cần phải làm là tìm chỗ nào đó để ngồi nhẹ nhàng xuống và nghỉ ngơi cho đến khi thị lực và huyết áp về lại trạng thái bình thường.
  • Hoa mắt và chóng mặt: sẽ thường xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột
  • Thường xuyên bị mất tập trung: vì lý do khi huyết áp thấp, máu sẽ không đủ để cung cấp đến não được như bình thường, làm cho các tế bào não không được nạp đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng để làm việc một cách bình thường
  • Tim đập nhanh: cũng tương tự, khi bị tụt huyết áp cơ thể sẽ thiếu oxy một cách nghiêm trọng, khiến tim và phổi phải tăng cường quá trình hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt nên dẫn đến tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn và khó thở.

Việc theo dõi những dấu hiệu tụt huyết áp trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra vấn đề về huyết áp của mình, từ đó sớm đưa ra biện pháp để khắc phục tránh những biến chứng không đáng có.

Tụt huyết áp nên làm gì? Những việc bạn có thể làm để cải thiện tình trạng tụt huyết áp:

Để có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp, bạn có thể làm những việc sau đây:

  • Theo dõi huyết áp thường xuyên ( Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà )
  • Tìm hiểu về chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học
  • Trước những buổi thăm khám bác sĩ, bạn nên tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần phải làm, chẳng hạn như tìm hiểu chế độ ăn uống trước khi có buổi xét nghiệm máu,…
  • Ghi chép lại những triệu chứng bạn thường gặp phải để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ
  • Liệt kê đầy đủ những loại thuốc hay các loại thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn và cả tâm lý để thảo luận với bác sĩ,…

Điều trị huyết áp thấp như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp và tùy mức độ nặng hay nhẹ mà sẽ có những phương pháp để điều trị bệnh hạ huyết áp khác nhau. Dưới đây là những biện pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh huyết áp thấp:

  • Bằng phương pháp xét nghiệm, việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp sẽ dễ dàng hơn. Ngày nay, những phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán huyết áp thấp như: kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, phương pháp Valsalva, hay kiểm tra với bàn nghiêng,…
  • Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để duy trì các chỉ số huyết áp luôn ở mức độ cho phép.
  • Thường xuyên luyện tập và duy trì việc tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
  • Sinh hoạt một cách điều độ và ngủ đủ giấc
  • Nên tắm bằng nước nóng để việc lưu thông máu được dễ dàng hơn, nhưng lưu ý không tắm quá lâu
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thư thái, tránh xúc động mạnh và buồn nản
  • Không sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe như : nói không với rượu bia, thuốc lá,…
  • Giảm chất béo trong chế độ ăn uống để phòng ngừa việc thừa cân, các bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Hãy làm việc vừa sức, không nên làm việc cố quá sức, lao động quá nặng hoặc thức quá khuya.

Huyết áp thấp nên ăn gì?

huyet-ap-thap-nen-an-gi

Ngoài những biện pháp điều trị huyết áp thấp trên, chúng ta có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì các chỉ số huyết áp luôn ở mức cho phép. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm nên dùng để đẩy lùi tình trạng tụt huyết áp:

  • Ăn củ cải đường: thêm củ cải đường vào danh sách các món ăn để điều trị huyết áp tại nhà, sau một tuần bạn sẽ thấy huyết áp của bạn được cải thiện một cách đáng kể.
  • Ăn mặn hơn những người có huyết áp bình thường: tuy nhiên chỉ ăn một lượng vừa đủ (chỉ nên ăn 10-15g muối mỗi ngày), không được dùng quá mức sẽ ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, ăn ít những loại thực phẩm có chứa carbohydrate như khoai tây, bánh mỳ, nui,…
  • Nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, và những loại thực phẩm có chứa Vitamin B
  • Một số loại thức ăn có tác dụng làm tăng huyết áp bạn có thể dùng như: rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, nho khô, dâu tây, hạnh nhân, gừng, cam thảo, nước sâm, bột tam thất,… những loại này rất tốt cho việc kiểm soát chứng huyết áp thấp

Huyết áp thấp nên uống gì?

Khi tụt huyết áp, bạn có thể dùng một trong số cách sau để điều chỉnh huyết áp một cách đơn giản và nhanh chóng nhất:

  • Uống nhiều nước: việc cơ thể đủ nước sẽ có lợi cho người bình thường và đặc biệt là cho ngươi thường xuyên bị hạ huyết áp. Vì thế hãy duy trì thói quen uống đủ nước để ngăn ngừa việc cơ thể bị mất nước.
  • Glucose: cho hai muỗng đường glucose với một ít muối vào cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống. Việc này làm tăng huyết áp một cách nhanh chóng.
  • Mật ong: tương tự như đường glucose, cho một muỗng cà phê mật ong vào ly nước rồi dùng bất cứ khi nào bạn thấy có triệu chứng chóng mặt do tụt huyết áp một cách đột ngột.
  • Cà phê: cách đơn giản khác là hãy nạp ngay một lượng cafein vừa đủ để chỉ số huyết áp tăng lên mức bình thường, ưu tiên nhất vẫn là cà phê đen nhé.
  • Trà xanh: trà xanh cũng là cứu cánh để khác phục tình trạng hạ huyết áp đột ngột bởi trong trà xanh có chứa hàm lượng cafein khá cao. Chỉ cần đun nhỏ lửa 1 muỗng trà xanh rồi lọc lấy nước, có thể cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong tùy ý để tăng thêm hương vị của trà.
  • Nhân sâm: lại là một trong những thức uống vô cùng hoàn hảo trong việc điều trị huyết áp thấp. Cách dùng tương tự như trà xanh.

Bệnh huyết áp thấp kiêng ăn gì?

Để việc điều trị chứng hạ huyết áp được hiệu quả bạn không nên dùng những loại thực phẩm sau:

  • Hãy hạn chế những loại thực phẩm giàu Carbonhydrate (tinh bột) như: bánh mỳ, khoai tây, nui, gạo, cháo,…
  • Giảm các chất béo để phòng ngừa các bệnh thừa cân, béo phì, tim mạch, tiểu đường…
  • Nói không với thuốc lá, giảm tối đa rượu bia, nếu tình trạng huyết áp không được cải thiện thì hãy ngưng việc dùng rượu bia lại

Kết luận

Hy vọng bài biết trên đây của Medicalhealth đã chia sẽ được phần nào những thông tin cần thiết và hữu ích liên quan đến triệu chứng huyết áp thấp cho bạn đọc. Hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống một cách hợp lý và lành mạnh để xây dựng cho mình một cuộc sống chất lượng và ý nghĩa bạn nhé.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia. 



source https://medicalhealth.vn/huyet-ap-thap/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét