Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Phụ Huynh Nên Biết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Bởi việc tắm cho trẻ sơ sinh giúp da được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể một cách hiệu quả, ngoài ra còn rất có lợi cho các cơ quan của hệ hô hấp cũng như hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thể bớt bối rối, đồng thời nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh và xử lý tốt hơn, giúp con yêu cảm thấy thích thú mỗi khi được tắm và được chạm vào nước

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào những khoảng thời gian nào?

Thời gian được cho là thích hợp nhất để tắm cho trẻ sơ sinh là vào những lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp.

Tốt hơn hết là vào khoảng 10 đến 11 giờ sáng hoặc tầm 15 đến 16 giờ

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý không nên tắm cho con quá lâu, đặc biệt đối với trẻ sơn sinh từ dưới ba tháng tuổi, chỉ nên tắm từ 4-5 phút cho mỗi lần tắm.

 Hướng dẫn phụ huynh cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà

huong-dan-cach-tam-cho-tre-so-sinh
Hướng dẫn tắm tại nhà cho trẻ sơ sinh

Việc tắm cho trẻ sơ sinh sẽ làm cho da trẻ được sạch sẽ, kích thích được sự lưu thông máu trong cơ thể và có lợi cho các cơ quan của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và kể cả hệ tiêu hóa của trẻ

Vì thế các bậc phụ huynh hãy tắm cho trẻ thật đúng cách để không gây ra những ảnh hưởng cho trẻ. Hãy tham khảo thêm những bước đơn giản dưới đây để việc tắm cho trẻ sơ sinh được dễ dàng hơn.

Trước khi tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Sữa tăm, dầu gội, nước ấm, 2 thăm tắm và 2 chiếc khăn xô nhỏ, 1 chiếc khăn lớn
  • Quần áo sạch để thay, tăm bông, dầu tràm, nước muối sinh lý, miếng rơ lưỡi, tã giấy, và bao tay, bao chân.

Tiến hành tắm cho bé như sau:

  • Cho bé nằm trên giường, cởi quần áo và tã giấy ra
  • Sau đó nhẹ nhàng bế bé đến vị trí thau tắm
  • Mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thấp. Bế con trên cánh tay trái hoặc phải, đầu của con nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay của mẹ. và đặt phần mông của trẻ lên đùi của mẹ.
  • Mẹ hãy lau sạch mặt và chú ý vệ sinh nhẹ nhàng vùng mắt, sống mũi, hai lỗ tai và cổ của con bằng cách dùng khăn mềm thấm vào nước ấm rồi vắt khăn cho bớt nước và lau nhẹ nhàng cho con
  • Sau khi đã xong bước vệ sinh này, mẹ hãy tiến hành gội đầu cho con bằng cách dùng tay phải nhúng ướt khăn xô rồi xoa lên đầu làm ướt tóc của con và xoa dầu gội và cũng sẽ dùng khăn xô để rửa sạch dầu gội trên đầu con
  • Gội đầu xong thì mình sẽ tắm toàn thân: thả con từ từ vào thau tắm, lưu ý là tay trái vẫn đỡ phần gáy của con. Sau đó làm ướt mình rồi xoa sữa tắm khắp người nhưng tránh chạm vào vùng rốn của con mẹ nhé
  • Tiếp đó hãy chuyến bé vào thau tắm thứ 2 với nước sạch không còn chứa sữa tắm và rửa sơ lại các bộ phận trên cơ thể con một lần nữa
  • Cuối cùng là cho bé ra ngoài, đặt lên khăn lớn khô đã trải sẵn và lau khô cho con

Những điều mẹ cần làm sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Sau khi tắm cho trẻ theo những bước hướng dẫn trên, mẹ hãy quấn trẻ vào khăn rồi thấm khô cho trẻ từ đầu xuống chân và kể cả bộ phận sinh dục
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ bằng cách: nhỏ 1 giọt vào mắt và mũi của bé. Tiếp theo là nhỏ vào mirngj và dùng miếng rơ lưỡi để rơ lưỡi cho bé
  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông để lau khô vành tai của con
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông để vệ sinh xung quanh cuống rốn cho trẻ sơ sinh rồi mặt tã vào sao cho tránh tã cọ sát vào rốn trẻ
  • Cuối cùng là mặc quần áo và xoa chút dầu tràm vào 2 bàn tay của mẹ rồi xoa vào lồng ngực, lòng bàn tay, bàn chân và lưng của con rồi mang bao tay, bao chân cho con là xong
  • Lúc này mẹ có thể ôm con vào lòng để chuyền hơi ấm cơ thể sang cho con, giúp con cảm thấy ấm áp hơn

Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

tam-cho-tre-nho

Việc tắm cho con trẻ sẽ đơn giản, dễ dàng và đúng cách hơn nếu bậc phụ huynh thực hiện đúng như những bước hướng dẫn bên trên và đồng thời thực hiện đúng theo những lưu ý dưới đây khi tắm cho con:

  • Mẹ cần lưu ý thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là trước khi ngủ hoặc sau khi ăn 1 đến 2 tiếng, để tránh khiến trẻ bị trớ hay giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Một điều quan trong trong thời gian tắm cho con mẹ cần lưu ý là thời gian tắm cho con không được kéo dài quá 10 phút
  • Không tắm quá nhiều lần trong ngày cho con kể cả đang là mùa hè.
  • Với mùa đông thì mẹ hãy tắm 4 đến 5 ngày 1 lần và hãy lau sạch người cho bé vào những ngày không tắm để bảo vệ làn da bé luôn được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để có thể tăng thêm phần gắn bó tình cảm cho mẹ và bé, mẹ nên nói chuyện với con nhiều khi tắm.
  • Để tránh cho con cảm thấy lạnh hay bị cảm lạnh, chúng ta cần phải chuẩn bị tất cả những dụng cụ tắm sẵn để sau khi tắm xong có thể mặc vào ngay cho con
  • Ngoài ra mẹ hãy đóng các cửa phòng lại, để tránh gió lạnh, giúp căn phòng trở nên ấm áp hơn và con sẽ không bị cảm lạnh
  • Đối với nước tắm của con: mẹ hãy đảm bảo mực nước tắm trong thau khoảng 7cm
  • Nhiệt độ nước tắm khoảng 32 độ C, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi cho con tắm và đảm bảo nước ở mức vừa phải, không được quá nóng cũng không quá lạnh
  • Mẹ hãy sử dụng đúng loại sữa tắm và dầu gội dùng cho trẻ sơ sinh, nên dùng những loại dịu nhẹ và phù hợp với làn da mỏng manh của con
  • Theo như các bác sĩ thì trẻ sơ sinh sẽ không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ cần tắm từ 2 đến 3 lần mỗi tuần là hợp lý
  • Và miễn là mẹ đảm bảo vệ sinh tốt những vùng như mắt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục cho con hằng ngày
  • Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ nên kết hợp tắm nắng cho con để cơ thể được hấp thụ Vitamin D giúp cho xương được cứng cáp và chắc khỏe.

cach-tam-cho-be-so-sinh

Những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần nên tránh

Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần nên tránh, để không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của con.

Phụ huynh thường tắm quá lâu cho con:  Bố mẹ thường muốn con được sạch sẽ nên hay mắc phải sai lầm này. Tuy nhiên tắm quá lâu sẽ khiến làn da bé bị khô hơn, dễ bong tróc và ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết bả nhờn của con. Vì thế với trẻ sơ sinh thời gian khuyên tắm cho trẻ là trong vòng 5 phút

Tắm thường ngày cho trẻ sơ sinh: Với trẻ sơ sinh thì sẽ ít mồ hôi và tương đối sạch sẽ thế nên bố mẹ không nhất thiết là phải tắm mỗi ngày cho con. Thay vào đó hãy vệ sinh những vùng mắt, mũi, lỗ tai, bộ phận sinh dục hay những khe và nếp gấp của da hằng ngày và vào những ngày thời tiết se lạnh thay vì tắm cho trẻ

Bố mẹ thường làm ướt rốn của bé:  Trong thời gian trẻ chưa rụng rốn, bố mẹ cần phải lưu ý không để nước dính vào cuống rốn của con để tránh bị nhiễm trùng rốn. Hãy vệ sinh thường ngày bằng tăm bông với nước ấm và dung dịch riêng biệt. Và lưu ý thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây ra những tổn thương cho con.

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh thường gội đầu cho trẻ trước tiên: Đây được cho là một trong những thói quen không tốt thường thấy ở nhiều bậc phụ huynh. Bố mẹ nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt, mắt, mũi,…để tạo điều kiện cho não bộ được kịp thời tiếp nhận cũng như thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Và lưu ý là sau khi gội đầu hãy lau khô ngay để tránh nước chả vào tai của con

Tắm cho trẻ với nhiệt độ nước không phù hợp: Sai lầm rất lớn của bố mẹ là hay cảm nhận nhiệt độ nước tắm của con bằng tay khiến nhiệt độ nước tắm cho trẻ không được chính xác. Dễ gây ra bỏng hoặc cảm lạnh cho con trẻ. Vì thế nước tắm cho trẻ không được quá nóng cũng không được quá lạnh mà phải đảm bảo ở mức nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ phù hợp để có thể tắm cho trẻ sơ sinh là từ 35-37 độ C, để đảm bảo tính chính xác thì bố mẹ nên dùng Nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ.

Thường kiêng tắm khi trẻ bị sốt: Khi thấy con bị sốt bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhiều người thường lầm tưởng và hay kiêng tắm cho trẻ khi bị sốt. Tuy nhiên thực tế thì việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt sẽ không gây ran guy hiểm cho trẻ mà còn có khả năng làm giảm nhiệt độ cơ thể và hạ sốt. Tuy nhiên, việc tắm cho bé khi đang bị sốt cần phải đảm bảo những yếu tố sau: Tắm trong phòng kín gió; Pha nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ khoảng 2 độ C. Nếu nước quá lạnh sẽ có thể gây sốc nhiệt cho trẻ. Và nên tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút rồi lau khô và mặc quần áo thông thoáng.

Vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ quá mạnh khi tắm: Bố mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái, bố mẹ không được đưa sát tay vào bên trong bộ phận sinh dục của con để rửa và chỉ được dùng nước thông thường, tuyệt đối không sử dụng xà phòng và các loại dung dịch tẩy rửa khác để vệ sinh cho con. Còn đối với bé trai thì bố mẹ không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật của con.

Nhiều phụ huỵnh không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho con trước khi tắm: Để tránh cho con cảm thấy lạnh hay bị cảm lạnh, chúng ta cần phải chuẩn bị tất cả những dụng cụ tắm sẵn để sau khi tắm xong có thể mặc vào ngay cho con.

Tắm cho trẻ ở những nơi thoáng gió: Cha mẹ phải hết sức cẩn thận và tránh điều này vì khi tắm ở những nơi thoáng gió, con trẻ có thể sẽ bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.

Cho trẻ ăn ngay sau khi tắm: Sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên trong cơ thể sẽ giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể của trẻ đồng thời bị giảm xuống. Lúc này, máu sẽ được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức và làm nhiệt độ trong cơ thể giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Vì thế không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm mà thay vào đó có thể cho con uống một chút nước ấm.

Thời gian tắm cho trẻ quá muộn: Có khá nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc tắm cho trẻ sau 16 giờ chiều ngay cả khi trời lạnh sẽ làm trẻ được sạch sẽ nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.

Việc tránh được những sai lầm nêu trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách tắm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý, chuẩn khoa học và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ được phát triển tốt hơn.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp cho da của trẻ được sạch sẽ mà còn kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể và đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan của hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn máu cũng như hệ tiêu hóa.

Vì thế hy vọng bài viết này của Medicalhealth sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng trong việc tắm cho trẻ sơ sinh. Đồng thời có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn những cách tắm đúng cách cho trẻ và tránh được những sai lầm thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh, rút ra cho mình kinh nghiệm tắm cho trẻ như thể nào cho đúng cách và không gây ảnh hưởng tới con trẻ. Và từ đó tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc con trẻ, giúp con được phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
Bài viết tham khảo ảo một số nội dung tại:  https://www.webmd.com/

 



source https://medicalhealth.vn/cach-tam-cho-tre-so-sinh/

Cách Trị Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm Cho Các Mẹ

Trẻ sơ sinh trằn trọc, khó ngủ luôn là mối băn khoăn của các bậc cha mẹ. Nếu không được đảm bảo chất lượng giấc ngủ, trẻ có thể bị mắc các chứng bệnh như thiếu ngủ, mất ngủ…Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ. Vậy có những cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nào đáng tin? Làm sao để trẻ an giấc và khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau các mẹ nhé!

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh có những ý nghĩa gì?

Trong các nhu cầu thiết yếu của con người, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết. Ở con người, thời gian để phát triển não bộ là lúc cơ thể đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Quá trình phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh cũng được diễn ra khi chúng đi ngủ thông qua các hormon tăng trưởng.

Trong khoảng 2-3 năm đầu đời, có tới 80% tế bào não được sản sinh ra. Càng nhiều các tế bào não xuất hiện thì càng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ em được ngủ đủ giấc không chỉ phát triển về mặt thể chất mà còn thông minh về trí tuệ.  Hầu hết các thông tin trẻ em được tiếp nhận trong ngày sẽ được hệ thống thần kinh tiến hành phân tích và xử lý khi ngủ.

Mặc dù giấc ngủ rất quan trọng song không phải bé nào cũng có được giấc ngủ tốt từ lúc lọt lòng. Rất nhiều trẻ sơ sinh đang gặp phải các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ khóc nhè, giật mình,… Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ sẽ bị suy giảm khả năng nhận thức, kết quả học tập yếu dần, thậm chí là gây rối loạn hành vi khi trẻ lớn lên.

Do đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc và tạo mọi điều kiện để trẻ có được những giấc ngủ ngon. Các chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh nên ngủ từ 18 – 20 giờ/ngày. Thời gian ngủ của mỗi trẻ là khác nhau, có thể từ 35 – 180 phút/ hoặc lên đến 5 – 7 giờ.

tri-tre-hay-khoc-dem

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ là gì?

Để có các cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Có rất nhiều lý do khác nhau đứng đằng sau sự quấy khóc của trẻ, cụ thể:

Nguyên nhân về sinh lý

Theo nghiên cứu, giấc ngủ con người có hai giai đoạn là REM và Non-REM. Đối với người lớn, có tới 75% thời gian ngủ là Non-REM và giấc ngủ REM chỉ chiếm 25% còn lại. Ngược lại, ở trẻ nhỏ thì giai đoạn REM chiếm phần lớn và lên đến tới 50% thời gian của giấc ngủ.

Trong giai đoạn REM, não bộ và các cơ quan hô hấp đang tăng cường hoạt động. Bởi vậy, hơi thở và nhịp đập tim của trẻ thường nhanh và mạnh hơn. Điều này khiến các bé khó ngủ và rất dễ giật mình tỉnh giấc nếu nghe thấy tiếng động dù là rất nhỏ. Trẻ khóc đêm cũng có thể do con đang đói bụng. Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên cần được bổ sung năng lượng nhiều lần trong ngày. Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả nhất lúc này là hãy cho bé được no bụng. Chúng sẽ yên tĩnh và ngoan ngoãn làm theo lời bạn cho mà xem.

Việc mọc răng cũng là nguyên nhân khiến trẻ nên cáu kỉnh, kén ăn và khóc lóc vào đêm tối. Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm lúc này là hãy quan sát kĩ các biểu hiện ở trẻ. Sau đó xử lý các vấn đề răng miệng hợp lý để tránh làm con đau và có được giấc ngủ an ổn.

Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý

Nếu bé nhà bạn có triệu chứng khó ngủ thường xuyên thì rất có thể đây là dấu hiệu liên quan đến một số căn bệnh như:

  • Bệnh thiếu canxi gây còi xương: Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các bé bị khó ngủ. Cơ thể thiếu các dưỡng chất như kẽm, magie hay sắt khiến các em mệt mỏi. Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả nhất lúc này là cần cân bằng dinh dưỡng cho bé.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Trẻ mắc các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… rất dễ bị khó ngủ. Lúc này, quá trình hô hấp gặp khó khăn khiến các em chỉ có thể thở bằng miệng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
  • Các bệnh nội khoa: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh nội khoa như viêm tai, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản,…Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe và có những lời khuyên hữu ích về cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm
  • Mộng du: Trẻ mắc phải tình trạng này thường gặp ác mộng và đi lại ngay cả khi đang ngủ. Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm lúc này là hãy canh chừng trẻ. Đừng để chúng vặn mình vì giấc ngủ chập chờn khiến chúng quấy khóc thường xuyên.
  • Béo phì: Các nhóm cơ ở đường thở của trẻ bị phì đại gây khó khăn cho việc hô hấp. Do vậy, trẻ phải thở bằng miệng nên chúng rất khó có giấc ngủ ngon lành.

Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm. Ví dụ:

  • Nhiều trẻ sơ sinh đã quen với việc được cha mẹ bế bồng khi ngủ. Do đó, nếu không được âu yếm bế ẵm, nhiều trẻ sẽ không ngủ được.
  • Thời gian ngủ của trẻ phân bổ không đều, nếu các bé ngủ ngày quá nhiều thì ban đêm sẽ không thể nhắm mắt ngủ tiếp được
  • Không gian phòng ngủ của bé quá ồn ào hoặc nhiều ánh sáng cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
  • Điều kiện vệ sinh không sạch sẽ như bỉm ướt, giường chiếu lộn xộn… khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc
  • Trẻ gặp các vấn đề kích thích quá mức: Việc bạn đưa trẻ đến nơi đông người như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim cũng là nguy cơ khiến trẻ khóc vào ban đêm.

Trẻ hay khóc đêm có những triệu chứng bất thường nào?

cach-tri-tre-so-sinh-khoc-dem
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm

 

Trẻ sơ sinh khóc đêm thường có các dấu hiệu bất thường như tỉnh giấc giữa đêm, la hét, quấy khóc… Nhiều trẻ nghịch ngợm ban ngày quá sức khiến ban đêm não bộ vẫn duy trì ở trạng thái hưng phấn, điều đó làm trẻ đột ngột quấy khóc lúc đang ngủ. Thêm vào đó, nếu trẻ thường xuyên giật mình lúc ngủ thì cũng có thể báo hiệu sự suy giảm chức năng cơ thể trẻ. Lúc này, cha mẹ cần đưa các bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa và có cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả.

Ngoài ra, các dấu hiệu để nhận biết trẻ quấy khóc còn thể hiện qua:

  • Cường độ và mức độ khóc của trẻ: Nhiều bé có xu hướng gào khóc dữ dội. Khuôn mặt của trẻ biểu hiện sự khó chịu, không thoải mái. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng quấy khóc sẽ luôn cảm thấy khó chịu và có thể khóc trong vài giờ.
  • Thời điểm khóc: Hội chứng quấy khóc thường xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, thường vào các buổi tối.
  • Khóc không có lý do: Khi đói, lúc thay bỉm, thay tã, trẻ có thể đột nhiên khóc mà không có nguyên do. Đây là dấu hiệu bình thường của những trẻ mắc hội chứng quấy khóc. Các bé có thể òa khóc ngay cả khi chúng được ăn no và sống trong điều kiện môi trường tốt
  • Biến đổi trong tư thế: Bé thường cuộn chặt tay và xếp tròn chân lại. Sau đó là những tiếng khóc như xé đứt ruột gan biểu hiện chúng đang rất khó chịu.

Làm thế nào để trị trẻ sơ sinh khóc đêm?

Dưới đây là cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm cha mẹ có thể tham khảo để bảo vệ an toàn giấc ngủ cho con mình:

Hình thành nhịp sinh học cho trẻ:  Đây là cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Cha mẹ chỉ cần thiết lập thời gian biểu để bé ngủ và thức dậy một cách hợp lý. Thực hiện theo bảng kế hoạch thời gian hàng ngày một cách đều đặn sẽ giúp các bé có giấc ngủ an ổn, sâu giấc.

Hướng dẫn trẻ những thói quen tốt trước khi ngủ: Khi được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo rộng rãi, thoáng mát trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Để cho trẻ ngủ cùng vật chúng yêu thích: Một chú gấu bông đáng yêu để con ngủ cùng sẽ là cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả. Việc này khiến các bé có cảm giác an toàn và được chở che, bao bọc.

Không cho trẻ vận động quá nhiều trước khi đi ngủ: Thêm một cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả là không để bé hoạt động quá sức vào tối. Điều này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và không bị chi phối cảm xúc quá nhiều.

Các chuyên gia khuyến cáo gì về hội chứng quấy khóc vào đêm của trẻ?

lam-the-nao-tri-tre-so-sinh-khoc-dem

Trên thực tế, không có cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nào là có thể đẩy lùi hoàn toàn hội chứng quấy khóc. Để các bé luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ con ngủ chung giường trong những tháng đầu, nhất là trường hợp các bé bị sinh non. Lúc này hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi bạn sử dụng rượu bia, các chất kích thích thì không nên ngủ chung với trẻ. Lúc này, tinh thần bạn chưa đủ minh mẫn để phản ứng với các vấn đề bất chợt xảy ra với trẻ.  Lời khuyên cho bạn là nên nhờ người thân chăm sóc trẻ để các bé có sự bảo hộ tốt nhất. Thêm vào đó, đừng chăm sóc trẻ nếu bạn đang buồn ngủ. Điều này có thể khiến các bé rơi vào trạng thái không an toàn. Do đó, nếu bản thân đã quá mệt, hãy nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn nhé!

Trường hợp đưa trẻ đi du lịch với gia đình, cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm hoàn hảo bạn cần biết là phải đảm bảo chỗ ngủ của trẻ an toàn. Vị trí giường, chăn và gối cần sắp xếp hợp lý để giấc ngủ của bé được suôn sẻ nhất.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp những cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm cũng như những lưu ý quan trọng về hội chứng này. Trẻ sơ sinh khó ngủ là hiện tượng phổ biến song có thể đẩy lùi dễ dàng nếu cha mẹ quan tâm và chữa trị cho con đúng cách. Chúc các bậc phụ huynh luôn thông thái và có những kinh nghiệm chăm sóc trẻ tuyệt vời để giữ mãi nụ cười trẻ thơ!

Bài viết này của Medicalhealth chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết có tham khảo nội dung từ:

https://www.enfamil.com/
https://www.medicalnewstoday.com/



source https://medicalhealth.vn/cach-tri-tre-so-sinh-khoc-dem/

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Sử Lý

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một trong những hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Việc bị nấc sẽ không gây ra nhiều nguy hại đến tình hình sức khỏe của trẻ, tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy lo lắng khi chứng kiến con mình gặp phải tình trạng này liên tục.

Do vậy mà việc bố mẹ trang bị thêm cho mình những kiến thức cũng như tìm hiểu được những nguyên nhân gây nấc ở trẻ và đồng thời biết được những cách để phòng ngừa sẽ giúp bố mẹ cảm thấy dễ dàng và yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con cái.

Những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Nấc cụt hay gọi tắt là nấc, hiện tượng này sẽ xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn kèm với việc nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột

Các chuyên gia cho biết việc nấc của trẻ là do một trong những nguyên nhân như sau:

Mẹ cho bé bú quá no:

  • Khi trẻ được bú quá no sẽ làm cho dạ dày to hơn và giãn ra
  • Từ khiến khoang bụng giãn nở một cách đột ngột và làm cho cơ hoành bị co thắt và dẫn đến việc trẻ dễ bị nấc cụt

Do trẻ nuốt quá nhiều không khí vào bụng:

  • Trường hợp trẻ bú bình, sữa ở trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ.
  • Từ đó bé có thể nuốt không khí vào bụng nhiều hơn và làm cho dạ dày to và giãn ra
  • Do đó khi mẹ cho trẻ bú bình quá no sẽ có thể làm trẻ hay bị nấc và dễ nổi cáu hơn

Cũng có thể là do trẻ bị dị ứng với những thành phần trong thức ăn:

  • Có khả năng là do trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong sữa bột hoặc cũng sẽ có những trường hợp trẻ bị dị ứng với cả sữa mẹ do những thành phần có trong thực phẩm mà mẹ sử dụng
  • Đây cũng là một nguyên nhân gây ra viêm thực quản và nấc cụt là một biểu hiện khá phổ biến của bệnh lý này

Có thể trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, đây cũng là nguyên nhân gây nấc cụt:

  • Cơ vòng thực quản dưới của trẻ sơ sinh phát triển chưa được hoàn thiện
  • Do đó sẽ dễ bị trào ngược thức ăn kèm axit trong dạ dày từ đó tác động đến các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoàng và gây ra nấc cụt

Do trẻ bị hen suyễn:

  • Có những trẻ bị mắc bệnh hen suyễn do di truyền hoặc bị dị ứng với các tác nhân khác từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, lông của động vật,… hoặc cũng có thể là do mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp
  • Khi đó các ống phể quản phổi sẽ bị viêm và làm hạn chế khuồng không khí đi vào trong phổi
  • Từ đó khiến bé bị thở khò khè, làm co thắt cơ hoành và gây ra nấc cụt

Nguyên nhân do trẻ bị giảm nhiệt độ cơ thể

  • Một nguyên nhân nữa có thể là do cơ thể trẻ bị giảm nhiệt độ và làm các cơ bị co lại, đồng thời cơ hoàng cũng bị co thắt lại và làm cho trẻ bị nấc cụt
  • Khi thấy bé có tình trạng này, phụ huynh cũng không nên lo lắng quá mà hãy bình tĩnh để tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết hiệu quả cơn nấc cho con theo những chia sẽ bên dưới đây nhé

Mẹ cần làm gì để ngăn chặn cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

sau-khi-bu-xong-cho-be-ngoi-thang
Cho bé ở tư thế ngồi thẳng sau khi ăn

Khi bố mẹ đã nắm rõ những nguyên nhân thường gây ra triệu chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh rồi thì hãy bớt lo lắng và nên nắm vững những lưu ý dưới đây để chăm sóc con dễ dàng hơn nhé.

  • Hãy cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì nhồi nhét trẻ ăn một lần và mẹ cần lưu ý giữ cho trẻ được bú đúng tư thế để sữa có thể chay vào dạ dày một cách dễ dàng
  • Nếu trẻ có thể ngồi thì bạn hãy cho con uống sữa với tư thế ngồi, để thức ăn đi thẳng vào dạ dày và hạn chế tối đa không khí đi kèm thức ăn vào bụng. Tuy nhiên mẹ nên ngồi ở phía sau để đỡ lung của con nhé
  • Việc điều chỉnh núm vú khi cho bé ngậm cũng là một việc làm hết sức cần thiết giúp làm giảm đi lượng không khí có thể đi vào dạ dày, vì thế khi cho con bú mẹ nên đảm bảo rằng miệng con ngậm kín toàn bộ núm vú nhé
  • Mẹ hãy vệ sinh núm vú một cách thường xuyên để loại bỏ đi những bã sữa khô còn sót lại, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ
  • Khác với bú mẹ, việc cho trẻ bú bình lượng sữa bú vào sẽ nhiều hơn, và đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt ở trẻ
  • Khi tắm cho con, phụ huynh lưu ý không nên để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Ngoài ra hãy đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của bé luôn ở mức ổn định, tránh dùng điều hòa, máy quạt quá lớn hay mở quá nhiều cửa sổ cùng lúc,… để có thể giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh cho bé

Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh giúp mẹ yên tâm hơn

Dưới đây sẽ là những cách trị chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần nên nắm rõ để phục vụ cho việc chăm sóc con nhỏ được tốt hơn

Hãy cho bé ăn một ít đường:

  • Nếu bé đang ở giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường vào dưới lưỡi của trẻ
  • Nếu bẻ còn quá nhỏ thì hãy cho một ít siro nên núm vú giả hoặc lên đầu ngón tay của mẹ rồi cho bé ngậm, cách làm này có thể ngăn được những cơn nấc của bé
  • Tuy nhiên bố mẹ hãy vệ sinh núm vú giả cũng như tay của mình thật sạch trước khi thực hiện nhé

Hãy Massage lưng cho con khi nấu cụt:

massage-lung-cho-be
Massage lưng cho bé
  • Đây là cách làm ngăn chặn cơn nấc một cách trực tiếp
  • Cho con ngồi thẳng lưng hoặc cho con nằm trên bùng của mình rồi xoa lưng theo hình vòng tròn
  • Hãy massage như vậy một cách nhẹ nhàng để giúp bé căng cơ hoành và ngăn chặn được cơn nấc

Sau khi bú xong mẹ nên cho bé ngồi thẳng:

  • Cho bé gồi thẳng đứng trong khoảng 15 phút sau khi bú và vuốt thật nhẹ lưng để bé ợ hơi và đưa được bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài
  • Việc làm này giúp cho cơ hoàng của bế được thư giãn và giảm hiệu quả việc nấc cụt

Hãy cố gắng chơi với con:

  • Một cách làm khá đơn giản khác là bố mẹ hãy chơi với con, làm cho bé phân tâm bằng những trò chơi vận động nhẹ hoặc trò ú òa với bé,…
  • Để làm giảm đi những cơn co thắt bởi xung thần kinh gây ra cơn nấc cụt của bé
choi-voi-be
Chơi với bé khi bé bị nấc cụt

Những điều phụ huynh tuyệt đối không được làm khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Ngoài những điều bố mẹ nên làm để giảm thiểu cũng như ngăn chặn các cơn nấc cụt cho con thì sau đây là những điều mà tuyệt đối bố mẹ không được làm với con khi con bị nấc

Không được làm cho con giật mình hoặc dọa con: Với người lớn, có thể một tiếng nổ lớn hay một hành động nào đó khiến bạn giật mình có thể giúp bạn ngừng hẳn cơn nấc. Tuy nhiên với con nhỏ, việc làm này rất nguy hại. Nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng nhĩ của con và thậm chí có thể làm tổn thương cả cột sống của con

Không được cho trẻ ăn kẹo chua để trị cơn nấc: Người lớn thường hay dùng kẹo chua để giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã hơn 12 tháng cũng không được áp dụng cách làm này. Hầu hết các loại kẹo chua đều có chứa một lượng axit nhất định và thực sự không tốt tí nào đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần phải lưu ý việc làm này nhé

Không được vỗ vào lưng của bé: Đừng bao giờ vỗ vào lưng bé để làm ngăn chặn cơn nấc cụt. Bởi những dây chằng trong khung xương của con còn quá mềm yếu nên bất cứ tác động nào cũng có thể gây hại cho cơ thể con trẻ

Tuyệt đối không được ấn vào nhãn cầu mắt của trẻ: Tuyệt đối không được ấn vào nhãn cầu mắt của bé dù là ở mức độ nhẹ đến đâu đi nữa. Các cơ mắt của bé vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và bé vẫn chưa thể biết cách điều khiển mắt của mình nên quý phụ huynh phải tuyệt đối không được dùng cách này để trị chứng nấc cụt của con

Không được kéo lưỡi hay xương của bé để trị nấc: Hãy từ bỏ ngay ý định kéo lưỡi hay xương của con để chặn các cơn nấc. Vì ở thời điểm này cơ thể của con còn rất yếu nên với cách làm này sẽ làm nguy hại đến con rất nặng

Dẫu biết nấc là một hiện tượng rất phiền toái và khiến phụ huynh lo lắng và sót cho con. Tuy nhiên đây là một triệu chứng tạm thời và sẽ có nhiều cách khác để ngăn chặn cơn nấc cho bé hoặc phụ huynh có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải quyết một cách khoa học và hiệu quả cho con

Vậy khi nào thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị chứng nấc cụt?

tre-so-sinh-bi-nac-cut
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Dưới đây sẽ là những trường hợp quý phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ chăm sóc con một cách khoa học và tránh tự ý làm những điều gây hại cho con trẻ. Bố mẹ hãy lưu ý những trường hợp sau đây nhé:

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ:

  • Nếu bé có những cơn nấc kinh niên và luôn ợ hơi ra các chất lỏng thì đây có thể sẽ là triệu chững của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bố mẹ có thể dựa vào những triệu chứng như trên kèm theo: cáu kỉnh, còng lưng và hay khóc sau khi ăn vài phút,… để có thể đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ sớm nhé

Trẻ sơ sinh nấc cụt trong khi bú hoặc khi đang ngủ:

  • Trẻ có thể bị nấc một lát nhưng nếu bé bị nấ khi đang bú, đang ngủ hoặc chơi thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đi gặp bác sĩ
  • Nếu bị nấc mạn tính sẽ gây ra rất nhiều cản trở trong những hoạt động thường ngày của trẻ và luôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Trường hợp cơn nấc kéo dài nhiều giờ và nhiều ngày liền:

  • Với những trẻ lớn hơn hay vẫn là trẻ sơ sinh thì đều có thể sẽ bị nấc cụt trong vài phút hoặc cũng có thể bị vài giờ
  • Tuy nhiên nếu thấy những triệu chứng gì bất thường ở trẻ thì phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời

Lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi những lo ngại khi con yêu của mình gặp phải những triệu chứng như vậy, bởi khi người lớn bị nấc hoặc nấc trong nhiều giờ liền còn cảm thấy khó chịu nên khi con trẻ gặp vấn đề về sức khỏe bố mẹ sẽ rất lo lắng

Hy vọng qua bài viết này của Medicalhealth phần nào có thể giúp bố mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu những nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa triệu chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh và giảm thiểu bớt được những lo sợ khi con gặp phải tình trạng này

Và đặc biệt hơn Medicalhealth hy vọng rằng quý phụ huynh có thể tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích cho bản thân để có thể giúp con không chỉ tránh được cơn nấc mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác, giúp con được phát triển một cách khỏe mạnh và khoa học nhất.

Bài viết này của Medicalhealth chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/childrens-health/newborn-hiccups
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321932#how-to-stop-newborn-hiccups



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-bi-nac-cut/

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Là Do Đâu? Các Mẹ Cần Làm Gì ?

Trẻ sơ sinh khó ngủ là một vấn đề khiến các mẹ luôn cảm thấy rất lo lắng bởi chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ và quan trọng hơn hết là ở giai đoạn đầu đời này.

Việc hiểu rõ hơn về cơ thể cũng như cơ chế giấc ngủ của con sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn và từ đó có thể đưa ra được những phương pháp giúp con trẻ có thể ngủ ngoan hơn.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như lý do vì sao trẻ khó ngủ bạn hãy tham khảo ở bài viết dưới đây của Medicalhealth để làm rõ hơn vấn đề này nhé.

Cơ chế ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?

  • Đối với trẻ sơ sinh đến khi được 1 tháng tuổi thì trẻ sẽ chưa phân biệt được đêm hay ngày và gần như là bé sẽ ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy để bú khoảng 2 đến 3 giờ một lần
  • Với bé từ 3 tháng tuổi thì sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm và mẹ nên cho bé bú sau 3 giờ
  • Trường hợp bé sinh non, nhẹ cân hay bị trào ngược thực quản thì nên cho bé bú thường xuyên hơn

Những giai đoạn trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh mẹ nên nắm rõ

Với trẻ nhỏ thì giấc ngủ cũng sẽ được chia làm nhiều giai đoạn tương tự như người lớn. và tùy vào từng giai đoạn mà bé sẽ nằm yên hay cọ quậy

Giấc ngủ được chia làm 2 loại là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm

  • Giấc ngủ nhanh là một giấc ngủ nông, thường thì trẻ sẽ nằm mơ màng và mắt thì sẽ cử động trước sau. Giấc ngủ này chiếm ½ thời gian trong ngày của trẻ
  • Đối với giấc ngủ chậm thì sẽ được chia ra làm 4 giai đoạn nhỏ:
  • Giai đoạn thứ nhất: ngủ gà ngủ gật, trẻ sẽ thấy buồn ngủ và có biểu hiện mí mắt sụp xuống hoặc chớp liên tục
  • Giai đoạn thứ 2: ngủ lơ mơ, lúc này bé sẽ vẫn cử động, giật mình hoặc hay vặn mình
  • Giai đoạn thứ 3: Ngủ sâu hơn với biểu hiện khá rõ là nằm im lặng và không cọ quậy nữa
  • Giai đoạn cuối cùng: Lúc này bé đã ngủ rất sâu và không còn cử động hay cọ quậy nữa

 Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ? những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ ngoan và sâu giấc

tai-sao-tre-sinh-sinh-kho-ngu

Tình trạng khó ngủ của trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do những nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân về bệnh lý hoặc do ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt,…

  • Nguyên nhân sinh lý:

Trong giấc ngủ nhanh của trẻ hơi thở và nhịp tim thường sẽ nhanh hơn. Đồng thời thì não bộ và các cơ quan của hệ hô hấp lại phải hoạt động nhiều hơn

Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bé dễ bị giật mình và bị tỉnh giấc khi có tác động nhỏ từ bên ngoài

Ngoài ra cũng có thể vì bé được bú quá no hoặc chưa được no cũng làm ảnh hưởng đến quá trình giấc ngủ của bé

  • Nguyên nhân do bệnh lý:

Ở trẻ sơ sinh thường sẽ mắc những bệnh lý như thiếu canxi hay còi xương,…

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc khó ngủ của trẻ

Đồng thời nếu cơ thể trẻ thiếu đi những vi chất như sắt, magie hay kẽm cũng sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Ngoài ra trẻ thường mắc chứng chân không yên khi thiếu sắt, việc này sẽ khiến trẻ mệt mỏi và hay ngủ vào ban ngày dẫn đến khó có thể ngủ sâu giấc vào ban đêm

Một trong những nguyên nhân bệnh lý khác có thể kể đến là nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi xoang,…

Khi trẻ mắc những bệnh lý này sẽ bị khó thở và phải thở bằng miệng và ngủ ngáy từ đó dẫn đến khó ngủ ngoan

Các bệnh lý nội khoa như: viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý về tâm thần, mộng du,… cũng gây rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc và ngủ không được ngon giấc

  • Những nguyên khác có thể nhân xuất phát từ chế độ sinh hoạt:

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học và hợp lý cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ sơ sinh khó ngủ ngon giấc

Có thể là do thói quen đã quen được ru ngủ trên tay hoặc ru nôi, võng nên khi không được ẵm bế nữa bé sẽ thấy khó chịu và không ngủ được

Do giờ ngủ của bé không hợp lý, bé ngủ quá nhiều vào ban ngày thì khi đêm đến sẽ không muốn ngủ nữa

Không gian ngủ của trẻ quá ồn ào hoặc ánh sáng quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ cho trẻ sơ sinh

Hoặc khả năng rất cao đó là vấn đề vệ sinh của trẻ không được sạch sẽ và khô thoáng, khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ

Khi trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao? Các phương pháp đem lại hiệu quả giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn

tre-so-sinh-kho-ngu

Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ rất quan trong trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ và đặc biệt là vào những tuần đầu tiên sau khi trẻ được chào đời

Chính vì thế để có thể cải thiện được giấc ngủ cho trẻ, phụ huynh nên áp dùng những hương pháp sau đây:

Tập cho trẻ một thói quen ngủ ngoan:

  • Trước tiên là mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ ví dụ như: mắt lim dim, chớp mắt liên tục, ngáp kéo dài,…
  • Hãy dạy cho trẻ khả năng phân biệt ngày và đêm:
  • Vào ban ngày khi trẻ thức, bạn hãy cố gắng nói chuyện và chơi với trẻ nhiều hơn.
  • Hãy để ánh sáng tự nhiên được vào phòng, hát cho trẻ nghe vào những lần bú vào ban ngày và đánh thức trẻ một cách nhẹ nhàng khi trẻ thiu thiu ngủ
  • Một điều đặc biệt là bạn không cần phải loại bỏ những tiếng ồn trong sinh hoạt của gia đình thường ngày đâu nhé
  • Đến buổi tối thì bạn hãy giữ yên lặng và nói chuyện thật khẽ khi cho trẻ bú nhé
  • Dần dần như vậy trẻ sẽ tự nhận thức được thời gian ngày và đêm ra sao

Tập cho bé khả năng tự ngủ khi đã được 6-8 tuần tuổi:

  • Ở thời điểm này mẹ hãy cho bé tập nằm nôi hoặc giường những lúc trẻ có dấu hiệu buồn ngủ rồi hát ru hay vỗ nhẹ vào mông của em bé,…
  • Không nên ru trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường mẹ nhé, vì như vậy sẽ hình thành một thói quen xấu cho trẻ
  • Mà ngược lại mẹ nên tập cho trẻ tự ngủ trong 8 tuần đầu sau sinh để hình thành một thói quen tốt

Phụ huynh cần chuẩn bị giấc ngủ cho bé

tre-so-sinh-kho-ngu-phai-lam-sao

Đây là một việc làm hết sức cần thiết để bé có thể ngủ ngoan và ngon giấc hơn. Phụ huynh nên chuẩn bị 7 bước dưới đây cho giấc ngủ của bé nhé:

  • Đầu tiên là hãy cho bé ăn no trước khi đi ngủ để loại bỏ được nguyên nhân do việc ăn uống mà khiến bé mất ngủ
  • Tạo cho trẻ sự thoải mái trước khi đi ngủ: hãy đặt trẻ vào một không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, giảm âm lượng nhạc, điện thoại và tắt tivi để tạo sự thoải mái cho trẻ.
  • Tiếp theo là hãy tạo một không khí thật bình yên để trẻ dễ đi vào giấc ngủ
  • Tạo một thói quen tốt từ nhỏ cho trẻ đó là đi ngủ sớm vào khoảng 8 giờ tối
  • Bố mẹ sẽ dỗ giấc ngủ cho bé theo từng cách khác nhau với các độ tuổi khác nhau của bé
  • Hãy bày trí một không gian yên tĩnh và thoáng mát với ánh sáng nhẹ nhàng để tạo cho hệ thần kinh của trẻ một sự bình yên và ổn định khi ngủ
  • Sắp xếp cho trẻ giường ngủ với chăn, gối êm ái và mềm mại để được giữ ấm suốt đêm, tạo cảm giác an toàn như trong bụng mẹ

Giấc ngủ của trẻ sẽ quyết định đến sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh cũng như nhận thức và cảm xúc của trẻ. Trẻ sơ sinh được ví như một trang giấy trắng và mọi thói quen sẽ được hình thành dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Vì thế bố mẹ hãy trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để giúp cho bé có thể dần dần hình thành được những thói quen tốt, dạy cho trẻ cách ngủ đúng giờ khi còn bé.

Hy vọng qua bài viết này của Medicalhealth sẽ phần nào giúp bạn nhận ra tầm quan trong của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Hiểu được những nguyên nhân hình thành triệu chứng mất ngủ ở trẻ và từ đó trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích để có thể khắc phục hiệu quả hơn.

Bài viết có tham khảo một số nội dung từ:

https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-sleep-problems.aspx

 



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-kho-ngu/

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

CẢNH BÁO: KHÔNG CHỦ QUAN KHI TRẺ SƠ SINH BỊ SỐT

Trẻ sơ sinh bị sốt là một mối nguy hiểm tiềm tàng mà những bà mẹ nên cần tinh ý để phát hiện sớm, nếu không kịp thời có thể xảy ra những điều đáng tiếc.

Không phải tự dưng mà trên mọi căn bệnh, trẻ em và người già luôn là những đối tượng mà các mầm bệnh tập trung hướng đến nhiều, đặc biệt là các bệnh về vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Đây chính là hai đối tượng có hệ miễn dịch yếu, kém phát triển nên khó đề kháng lại những tác nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên bệnh của trẻ em thường nên được ưu tiên hơn bởi vì chúng không thể nói thành lời mà chỉ biết diễn đạt thông qua ngôn ngữ tự nhiên của cơ thể ví dụ như đòi bú ti vì đói nó sẽ khóc hoặc bé bị sốt cũng sẽ khóc nên dễ khiến nhiều người khó có thể nhận ra vấn đề nếu không tinh ý kể cả mẹ đẻ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến mọi người những thông tin về trẻ sơ sinh bị sốt mà các bà mẹ không nên chủ quan, hãy cùng mình theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên có thể do một số những nguyên nhân phổ biến như sau mà các phụ huynh cần cân nhắc:

  • Tiêm chủng: đã có không ít bậc cha mẹ lo lắng không ngừng khi thấy con đi tiêm chủng phòng bệnh 5 trong 1 bao gồm: ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não, bại liệt về tự dưng lên cơn sốt, có khi sốt cao li bì tùy thuộc vào thể trạng từng bé. Đặc biệt là vắc xin ho gà. Trong loại vắc xin này có thành phần Quinvaxem và ComBE Five – những thành phần ho gà loại toàn tế bào, nghĩa là vi khuẩn ho gà được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường rồi được làm chết bằng nhiệt độ sau đó đem đi tinh chế lại thành vắc xin, được giữ nguyên cấu trúc của vi khuẩn nên khi đưa vào cơ thể trẻ nhỏ, như bản năng cơ thể sẽ chống chọi lại với các khác nguyên gây ra phản ứng và khiến trẻ sơ sinh bị sốt, tuy nhiên điều này sẽ tự khỏi chỉ sau 2 – 3 ngày.
  • Do vi rút: Thường trẻ sơ sinh bị sốt do nguyên nhân vi rút sẽ thuộc một số trường hợp như sốt xuất huyết, sởi. mắc vi rút cúm, bệnh chân – tay – miệng, thủy đậu, …
  • Do nhiễm khuẩn: viêm họng là nguyên nhân chiếm phần lớn khiến trẻ bị sốt, nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm màng phổi, …), nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sốt phát ban, nhiễm trùng đường mật – gan, nhiễm khuẩn màng não, não bị nhiễm khuẩn, viêm tai, …
  • Một số nguyên nhân khác: tác dụng phụ của thuốc, thời tiết thay đổi đột ngột, mặc đồ quá nóng và chật, ….

Trẻ sơ sinh bị sốt có triệu chứng gì

nguyen-nhan-gay-sot-o-tre-so-sinh

Ngoài những triệu chứng thông thường, như: không ngủ ngon giấc, không thích hoạt động, quấy khóc, nhiệt độ cơ thể tăng, … thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà trẻ có những dấu hiệu, biểu hiện tình trạng sốt và kèm theo dấu chứng liên quan, hãy cùng mình tiếp tục theo dõi nhé!

Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt do nhiễm khuẩn:

  • Viêm họng: trẻ sốt cao có khi lên đến 39 – 40 độ kèm triệu chứng đau rát cổ họng, tiếng khóc của bé khàn đặc lại có khi tắt, nuốt nước bọt hoặc nuốt sữa mẹ gây khó chịu cũng sẽ khiến trẻ khóc to hơn.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: ngoài triệu chứng sốt ra thì trẻ sẽ kèm theo biểu hiện khó thở, thở thành từng cơn nhanh và dốc, ho có đờm thậm chí có thể sẽ là ho ra máu và đau tức ngực.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu: nếu để ý sẽ thấy biểu hiện màu sắc nước tiểu khác đi ví dụ như đục hơn, có chất cặn hay màu đỏ, …
  • Nhiễm trùng đường mật – gan: bé có xuất hiện vàng da, mắt khô rát và đau làm bé khó chịu, ngọ nguậy và dụi mắt.
  • Nhiễm khuẩn màng não hoặc lao màng não: không chỉ sốt cao, bé xuất hiện các cơn buồn nôn và nôn mửa, có thể co giật, ngủ mê man, li bì và hôn mê. Một số trẻ sơ sinh có dấu hiệp thóp phồng

Trong khi đó nếu trẻ sốt do vi rút, triệu chứng được biểu hiện như:

  • Sốt do vi rút sởi: sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi tựa như mắc bệnh cúm nhưng lòng trắng mắt của bé sẽ bị đỏ
  • Sốt xuất huyết: biểu hiện sốt cao từ 2 – 6 ngày và có xuất hiện các nốt chấm, mảng xuất huyết dưới da.
  • Sốt do bệnh tay – chân – miệng: trẻ bị sốt và xuất hiện những nốt phồng rộp ở bàn tay, chân, quanh khóe miệng nên sẽ bỏ bú, khóc.

Phương pháp kiểm tra nhiệt độ trẻ sơ sinh bằng nhiệt kế điện tử:

https://ift.tt/3lq1PEI

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt

tre-so-sinh-bi-sot

Đối với trẻ sơ sinh khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như bình thường nhiệt độ của trẻ chỉ dao động từ 36,8 – 37,3 độ C, buổi sáng sẽ cao hơn khoảng 0,5 độ C so với mức bình thường. Tuy nhiên theo nhiều thông tin được bác sĩ cho biết răng trẻ em nếu có nhiệt độ vượt trên ngưỡng bình thường sẽ có biểu hiện sốt:

Nhiệt độ hậu môn >38 độ C

Nhiệt độ miệng > 37,5 độ C

Nhiệt độ nách > 37,2 độ C

Nhiệt độ tai > 38 độ C

Trên thực tế khi đo nhiệt độ, phụ huynh cần chú ý nên đo ở hậu môn và ở tai sẽ cho ra kết quả chính xác nhất, nhưng đo ở nách sẽ dơn giản hơn nên nhiều người dùng. Song, nếu lấy nhiệt độ ở nách sẽ cộng thêm vào 0,5 độ C sẽ ra được nhiệt độ hiện tai thực tế của bé vì sự chênh lệch nhiệt độ so với trung tâm trực tràng là 0m5 độ C.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Ngoài việc chườm ấm và lau mình bé bằng khăn ấm sẽ giúp cho trẻ sơ sinh bị sốt cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn thì cũng là cách giúp cho trẻ thoát được lượng nhiệt thải ra từ bên trong cơ thể từ đó góp phần làm giảm sốt.

Nước và điện giải cũng đóng vai trò hết sức cần thiết khi trẻ bị sốt, lượng nước cung cấp vào cho trẻ giúp cho quá trình trao đổi các ion của bé được cân bằng. Bên cạnh đó những thực phẩm giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé như Vitamin C, nếu bé không thể uống trực tiếp được thì người mẹ nên bổ sung cho cơ thể chính mình rồi cho con bú. Những kháng thể trong sữa mẹ cũng có vai trò không nhỏ giúp bé giảm sốt nhanh hơn đấy.

Nhiều người gợi ý việc dùng dầu Oliu xoa bóp quanh cơ thể trẻ sẽ giúp mang lại hiệu quả cao khi giúp trẻ giảm triệu chứng sốt ngay tại nhà an toàn, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi bằng cách dùng một lượng nhỏ dầu Oliu cho vào lòng bàn tay, sau đó xoa đều rồi đưa lên mình bé mát xa khắp cơ thể rồi sáng hôm sau dùng khăn ấm lau sạch người trẻ. Điều này có cơ sở vì khi mát xa sẽ khiến giảm áp lực tác dụng lên cơ, cơ quan và mạch máu, chúng được thư giãn trong một thời gian cũng là một cách khiến trẻ “quên” đi mình đang bị sốt mà chìm vào giấc ngủ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

Hầu hết trẻ em sơ sinh sẽ có vài lần bị sốt vì nhiều vấn đề, vì vậy việc nắm được cách xử trí là điều mà nhiều bậc phụ huynh nên ghi nhớ. Ngòai biết được bao nhiêu là nhiệt độ khi trẻ bị sốt thì tiếp theo cần làm những bước sau đây:

  • Cởi bỏ bớt quần áo của bé ra ngoài cho thông thoáng và dùng nước ấm để lau người, nước ấm có tác dụng làm dãn nở lỗ chân lông và mạch máu, giúp sự bài tiết và điều nhiệt của cơ thể được diễn ra dễ dàng hơn. Lau khoảng 10 – 15 phút và sau đó mặc lại quần áo thoáng, nhẹ cho bé.
  • Vì việc bị sốt sẽ khiến trẻ trở nên mất nước, bé sẽ rất khát. Do vậy mẹ nên hãy cho trẻ bú khi có như cầu hoặc biểu hiện muốn bú.
  • Chăm theo dõi và đo thân nhiệt cho bé cách khoảng 30 phút 1 lần để kịp thời xử trí và đưa đi viện nếu có sự bất thường.
  • Vì bé còn đang trong thời gian cho bú, nên mọi chất dinh dưỡng cần thiết đều được nhờ mẹ chuyển hóa sang. Do vậy mẹ phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ bé có đề kháng mau khỏi bệnh.

cach-ha-sot-tre-so-sinh

Bên cạnh những điều nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt, có không ít gia đình vì lo lắng cho con mà quên đi kiến thức cơ bản làm tình trạng chuyển biến tệ hại hơn. Những điều dưới đây mà các bà mẹ, ông bố không nên làm:

  • Ủ ấm và chườm lạnh là những thứ gây cản trở sự thoát mồ hôi, thoát nhiệt của cơ thể
  • Lau mình bằng rượu và lá cây: nếu không am hiểu thì nhiều khi dùng rượu và lấy cây chà mạnh khiến da bé trở nên tổn thương mà không giải quyết được vấn đề gì
  • Không tự ý uống thuốc ngoài, thuốc kê đơn không uy tín mà hãy liên hệ đến bác sĩ, trung tâm y tế, cơ sở y tế hoặc phòng khám gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
  • Không được dùng Aspirin, các thuốc giảm đau hạ sốt chưa có chỉ định của bác sĩ.

TỔNG KẾT

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị sốt là một trong những vấn đề mà các ông bé bà mẹ luôn hoang mang mỗi khi gặp phải, bài viết đã giúp mọi người có thêm kiến thức liên quan để góp phần hạn chế rủi ro, biến chứng sau này của trẻ. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và anh/chị đừng quá ỷ y vào nó, hãy chú ý đến những sự thay đổi khác thường của con mình và mang bé đến bác sĩ uy tín, những cơ sở ý tế sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những việc cần làm trên chỉ giúp bé kết hợp để làm giảm sốt, khỏi bệnh nhanh hơn chứ không có khả năng điều trị dứt điểm cơn sốt của trẻ đâu nhé! Hi vọng gặp lại bạn đọc vào bài viết kì tới!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Nội dung bài viết có tham khảo từ: https://www.webmd.com/



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-bi-sot/

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

TRẺ SƠ SINH BỊ HO CÓ ĐỜM VÀ SỔ MŨI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thường gặp nhưng phụ huynh không được chủ quan, vì sao ư? Hãy đọc hết bài viết này nhé!

Đã có nhiều trường hợp các ông bố bà mẹ thấy con mình trong tình trạng ho có đờm và sổ mũi nhưng chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là triệu chứng của những dạng cảm lạnh thông thường do thời tiết, ít ai nghĩ rằng đó là biểu hiện cho một “mối nguy hại” nào đó đang rình rập con mình và “tấn công” bất cứ khi nào có cơ hội. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên thông thường nguyên nhân xuất phát từ hệ hô hấp chiếm đến khoảng 60%. Theo phân chia trong giải phẫu, đường hô hấp sẽ được sụn nhẫn ngăn cách thành 2 phần có vai trò đảm nhận chức phận khác nhau – đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới; Hai phần này sẽ tương ứng với những bệnh lí tại đó gây ra tình trạng ho có đờm và sổ mũi:

– Đường hô hấp trên: bao gồm các cơ quan như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

Đường hô hấp dưới: tính từ khí quản, phế quản và cả 2 lá phổi.

Đối với những cơ quan tại đây, khi xảy ra bất kì vấn đề gì gây tác động đến niêm mạc phủ trong lòng khoang mũi, hầu họng, khí quản, … như sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút khiến cho niêm mạc tiết ra chất hóa học để tiêu diệt chúng sẽ tạo thành đờm, màu sắc đờm trong, xanh hay đục tùy thuộc vào từng bệnh lí cụ thể do những nguyên nhân cụ thể; chẳng hạn đàm có màu hồng khi lẫn máu, màu xanh hoặc đục do nhiễm vi khuẩn trong khi đờm trong có thể do nhiễm vi rút. Đồng thời cơ thể sẽ đưa ra động thái ho và sổ mũi để tống dị vật, dị nguyên ra khỏi đường ống dẫn khí.

Những nguyên nhân còn lại xuất phát từ những tình trạng tổn thương cơ quan lân cận hoặc phản ứng của cơ thể:

  • Cơ quan lân cận tổn thương: chẳng hạn như một khối u gần đó gây chèn ép vào đường dẫn khí khiến cho trẻ khó nuốt, thì cơ thể cũng bị kích thích và sinh ra hiện tượng ho, sổ mũi. Một tiết lộ cho bạn rằng những trường hợp viêm tai cũng có thể xảy ra tình trạng ho ở bé, nghe có vẻ vô lí vì nó ở xa thế kia mà? Thế nhưng điều này được giải thích là tại tai có dây thần kinh chi phối cũng là dây chi phối vùng hầu họng, khi tai bị viêm và tác động thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra tình trạng ho như một phản hồi của cơ thể và ngược lại.
  • Phản ứng của cơ thể: những nguyên nhân như sự thay đổi môi trường, thời tiết đột ngột làm cho cơ thể không kịp thích ứng hoặc do việc ăn uống, sinh hoạt của bé do uống nước lạnh gây viêm họng; dị ứng với khói bụi, phấn hoa, … cũng là những yếu tố khiến bé trở nên khó chịu và ho kèm sổ mũi.

Vậy trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Căn cứ vào những thông tin nêu trên thì triệu chứng này sẽ xuất hiện khi bé mắc phải những bệnh lí như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản, trào ngược dạ dày, …

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi có những triệu chứng nào?

tre-so-sinh-so-mui

Trong trường hợp phụ huynh chưa biết con em mình có phải là ho có đờm và sổ mũi hay không thì chỉ cần để ý những biểu hiện như:

  • Âm sắc khi ho: đối với một cơn ho thông thường, nếu không có bất kì dị vật nào cản trở thì tiếng ho sẽ khô và nhanh trong khi đó tiếng ho của trẻ sơ sinh có đờm sẽ trầm, khàn và rền hơn rất nhiều.
  • Ho lâu ngày không khỏi: thông thường tình trạng ho có đờm sẽ xuất hiện khi bé bị mắc phải bệnh lí nhiều hơn là phản ứng ho thông thường của cơ thể, do vậy nếu ho lâu ngày không tự khỏi thì các bà mẹ cần chú ý
  • Ho kèm sốt, nôn trớ
  • Ho nhiều kèm tím tái, ngạt khí: sự tống đờm ra khỏi đường dẫn khí liên tục nếu vẫn chưa ra được sẽ gây cản trở nhiều đến việc hô hấp.
  • Áp tai vào ngực nghe tiếng khò khè, rên rít
  • Mũi sụt sịt, có khi tự chảy dịch khi bé ngủ một cách thụ động.

Cách chữa ho có đờm và sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

cach-chua-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui

Chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:

  • Giữ đầu của bé nằm cao hơn ngực bằng cách kê gối dưới phần vai và đầu giúp đường thở được lưu thông dễ dàng, không bị tình trạng dịch nhầy tiết ra chảy ngược và đọng lại gây bít tắc đường thở
  • Dùng nước muối sinh lí rửa mũi cho bé 5 – 6 lần mỗi ngày để hòa loãng chất nhầy kết hợp phương pháp hút mũi cho bé để giúp bé dễ thở hơn.
  • Vỗ rung long đờm cho bé: có vẻ phương pháp này sẽ còn mới với nhiều phụ huynh, tuy nhiên cách này đã có từ lâu nay giống như phương pháp hỗ trợ tống dị vật (đờm) trong đường hô hấp của trẻ đi ra bên ngoài từ đó làm giảm tình trạng ho đáng kể. Cách thực hiện rất đơn giản: đầu tiên phụ huynh đặt bé nằm sấp trên cẳng tay thuận, bàn tay mẹ ôm sát mặt bé, đồng thời dùng chân cùng bên hỗ trợ nâng tay giữ bé lên. Sau đó nghiêng từ từ chúc xuống đất góc 45 độ rồi lấy tau còn lại đập vào lưng bé theo chiều từ sau tới trước, từ dưới hướng lên rất hiệu quả để tống đờm nhé! Tuy nhiên nên lưu ý dùng vừa sức tránh để trẻ bị đau.

Ngoài ra, các bà mẹ hãy thử áp dụng thêm một số phương pháp giúp giảm triệu chứng đến từ thiên nhiên được nhiều người áp dụng:

  • Trà gừng: trong Đông Y, gừng vốn là một thảo dược có tính nhiệt do vậy nó sẽ giúp làm ấp cơ thể, tiêu đờm, giảm chảy nước mũi và từ đó hạn chế việc làm ho ở trẻ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng gừng nấu nước để cho trẻ tắm, đặc biệt việc làm này rất hữu ích khi thời tiết lạnh hoặc trời chuyển đông; toàn bộ cơ thể sẽ được làm ấm và giảm thiểu tối đa các tác nhân môi trường và thời tiết gây ho ở trẻ bằng cách nướng gường cháy xém trên lửa, cạo sạch vỏ, giã nát rồi cho nước đun khoảng 5 phút, pha loãng với nước với nhiệt độ ấm vừa phải rồi tắm cho trẻ.
  • Chanh đào ngâm đường phèn: trong chanh đào chứa một lượng lớn vitamin C và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng của bé gấp nhiều lần, góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch tấn công sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Ngoài ra nó còn có tác dụng tiêu đờm nên hạn chế triệu chứng để bé không cảm thấy khó thở và sổ mũi nữa!
  • Hoa đu đủ đực: theo y học thì hoa đu đủ đực có tính đắng, trung bình giúp lợi tiểu, ngăn ngừa ung thư, giúp nhuận tràng và đặc biệt trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi. Dân gian thường hay kết hợp cùng tía tô, hoa khế và đường phèn thành bài thuốc trị ho có đờm kèm sổ mũi rất hay. Chúng ta có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách cho những nguyên liệu kể trên vào nồi hấp và rải một lớp đường phèn lên bề mặt, sau đó đun sôi cách thủy khoảng 30 phút rồi để nguội là đã có thể dùng được rồi! Cho bé uống 3 lần sáng – trưa – tối, mỗi lần khoảng 1 muỗng canh có thể thấy hiệu quả ngay.

Không chỉ đơn giản là điều trị triệu chứng, bạn đọc cần lưu ý bảo vệ bé khỏi các tác nhân xung quanh môi trường cũng là một phương án hỗ trợ điều trị giúp bé cải thiện tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh mà không lo gặp lại vấn đề phiền toái này thêm một lần nào nữa

  • Chích ngừa phòng cúm cho trẻ trong chương trình tiêm chủng quốc gia
  • Cho bé ăn uống, dinh dưỡng đủ các chất cần thiết và vitamin hỗ trợ trong hoa quả như vitamin C, vitamin B3, …
  • Tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian phù hợp khoảng 10 – 15 phút với buổi sáng từ 6h00 – trước 8h00 hoặc chiều sau 16h00.
  • Nên mang khẩu trang cho trẻ khi đưa ra ngoài đường để tránh bụi bẩn, khói, chất độc mà bé có thể dễ dàng hít phải
  • Mặc đồ giữ ấm cho trẻ khi trời đêm và ra ngoài đường, đặc biệt là mùa mưa hoặc thời tiết trở lạnh.
  • Thường xuyên lau, rửa tay, vệ sinh tay, chân cho trẻ.

Khuyến cáo khi trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi

trieu-chung-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui

Ho có đờm với biểu hiện kéo dài và sổ mũi ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lí khác nhau, vậy nên dù cho bạn đã có kiến thức hoặc chưa thì vẫn hãy đưa bé đi khám ở cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh giúp bé mau chóng khỏi bệnh.

Tuyệt đối không được chủ quan, dùng những phương pháp trên để chữa bệnh và thay thế dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài. Đồng thời không tự ý mua và sử dụng những dòng thuốc bên ngoài, điều này cực kì nguy hiểm vì mỗi cá thể và thể trạng đều hoàn toàn khác nhau, không có bệnh nào giống bệnh nào. Vì vậy quý bậc phụ huynh đừng nghe người này chỉ chữa cái này, chỉ chữa cái khác rồi làm theo mà vô tình hại mất con mình nhé!

KẾT LUẬN

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là triệu chứng tưởng chừng đơn giản nhưng phía sau đó lại là một câu chuyện cực kì phức tạp, nhưng các quý phụ huynh đừng quá lo lắng, chỉ cần lưu ý một chút để phát hiện vấn đề sớm, đưa đến bác sĩ sớm nhất và kết hợp những yếu tố bài viết đã nêu trên thì bệnh lí này cũng sẽ thuyên giảm thôi! Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống thực tiễn, hẹn gặp lại vào bài viết tiếp theo!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Tham khảo nội dung từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tre-bi-ho-co-dom-kho-khe-phai-lam-nao/



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui/

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH

Vàng da ở trẻ sơ sinh là trường hợp phổ biến báo hiệu những sự thay đổi sinh lí và cả vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe mà nhiều phụ huynh cần nên biết!

Trước khi tìm hiểu về vàng da ở trẻ sơ sinh một cách chi tiết, chúng ta cần phải hiểu biết thế nào vàng da và cơ chế gây vàng da ra sao.

Vàng da hay còn gọi là “JAUNDICE” là một hiện tượng gây vàng ở những vùng trên cơ thể tùy thuộc vào nguyên nhân sâu xa mà mắt thường có thể nhìn thấy được, nhưng nguyên nhân trực tiếp khiến hiện tượng và da xuất hiện là do tăng lượng Bilirubin tự do (một thành phần trong mật có màu vàng) hơn ngưỡng cho phép trong máu. Có 2 loại vàng da ở trẻ thường gặp là vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí, ở người lớn còn thường xuất hiện vàng da do tiêu thụ quá nhiều Beta – caroten (tiền chất Vitamin A) trong một số thực phẩm có màu đỏ, vàng hoặc cam như dưa hấu, cà rốt, cà chua, … tuy nhiên loại vàng da này sẽ không gây vàng ở mắt và dưới lưỡi.

Để giải thích những vấn đề này, chúng ta cần hiểu về cơ chế chuyển hóa như sau:

Hồng cầu trong cơ thể có chu kì sống từ 100 – 120 ngày thì sẽ bị chết đi, hoặc do một số nguyên nhân nào đó nó sẽ bị biến đổi hình dạng như bệnh hồng cầu hình liềm – sẽ bị đại thực bào trong lách đóng vai trò nhận dạng và “ăn” chúng. Lúc này những tế bào hồng cầu (Hemoglobin) sẽ được phân cắt thành Heme và Globin. Globin sẽ phân hủy thành các amino acid trong khi Heme lại chia nhỏ thành Sắt () và Protopophyrin, Protopophyrin sẽ chuyển đổi thành Bilirubin tự do hay còn gọi là Bilirubin gián tiếp hoặc Bilirubin không liên hợp – không tan trong nước, tan trong chất béo.

Albumin trong máu sẽ đóng vai trò vận chuyển bilirubin tự do và đưa nó đến gan, tại gan nó được kết hợp với Axit Glucoronic nhờ vào enzyme UGT (Uridine Glucoronyl Transferase) để biến thành dạng Bilirubin trực tiếp hay còn gọi là Bilirubin liên hợp tan được trong nước mà không còn tan được trong chất béo và dung môi hữu cơ. Nó sẽ di chuyển trong ống dẫn mật đi vào các tiểu quản mật và dự trữ trong túi mật.

Khi bạn ăn một thức ăn gì đó, mật trong túi mật có chứa thành phần bilirubin liên hợp sẽ tiết ra, di chuyển trong ống mật chủ để đến tá tràng. Lúc này Bilirubin liên hợp sẽ chuyển thành Urobilinogen, một lượng Urobilinogen được khử thành Stercobilin (màu nâu của phân) và ra ngoài khi đại tiện. Một số Urobilinogen còn lại được tái hấp thu vào máu, tự oxy hóa thành urobilin, hầu hết số đó đi đến gan và một số đến thận và được bài tiết thành màu vàng của nước tiểu.

Vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

vang-da-so-sinh-benh-ly
Vàng da bệnh lýở trẻ sơ sinh

Theo mô tả chuyển hóa của bilirubin, nếu có một trong những nguyên nhân nào gây bít tắc đường đi của nó, thì lượng bilirubin trong cơ thể bắt đầu tích lũy và tăng dần lên vượt mức cho phép gây ra hiện tượng vàng da được gọi là vàng da bệnh lí hoặc số lượng hồng cầu trước khi được chuyển hỏa bị chết nhiều cũng dẫn đến bệnh lí.

Chẳng hạn như: bất đồng nhóm máu giữa mẹ, con khi mang thai; bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh do thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, …), bị vi rút nhiễm bào thai, xuất huyết dưới da hay đi chậm phân su. Hoặc một số bệnh lí về cơ quan như trẻ bị gan bẩm sinh (teo, giãn đường mật), u bẩm sinh đường mật, tá tràng, ….

Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ sau khi sinh:

  • Toàn thân đều vàng, lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc mắt, … đậm hơn bình thường
  • Sốt, co giật, bỏ bú, ngủ li bì, …
  • Lượng bilirubin trong máu tăng vượt ngưỡng thường.
  • Phân bạc màu, nước tiểu vàng
  • Sờ thấy gan, lách to

Khi phát hiện và theo dõi nếu sau 10 ngày mà hiện tượng vàng da vẫn không khỏi hoặc kèm theo những triệu chứng cấp hơn thì hãy mau chóng đưa bé đi đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu để quá lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ, chẳng hạn như não bị tổn thương và khó có thể phục hồi được.

Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh

vang-da-sinh-ly-o-tre-so-sinh
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trong chuyển hóa của trẻ sơ sinh, do hồng cầu có thời gian sống ngắn ngày (chỉ khoảng 30 ngày) là đã chết làm tăng nhiều lượng Bilirubin trong cơ thể đặc biệt là bilirubin tự do do lúc đó chức năng gan của trẻ em còn hoạt động yếu, dẫn đến enzyme UGT tiết ra để chuyển hóa thành Bilirubin liên hợp kém do đó bilirubin tự do một lần nữa tăng lên, mà nó lại không tan trong nước (dung môi của máu là nước) làm xuất hiện hiện tượng vàng da chính do màu vàng của bilirubin tự do được gọi là vàng da sinh lí.

Ngoài ra còn có một số vấn đề gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Albumin máu giảm khi trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, … làm cho sự gắn kết albumin và bilirubin bị ảnh hưởng từ đó bilirubin tự do trong máu tăng lên. Quá trình đã diễn ra trước đo trong bụng mẹ sẽ xuất hiện vàng da khi trẻ được sinh ra.
  • Tình trạng thiếu oxy, rối loạn toan kiềm: điều này có thể xảy ra khi bé bị tổn thương tế bào gan, ảnh hưởng tới việc tăng tổng hợp enzyme UGT gây ức chế chuyển hóa thành bilirubin liên hợp.
  • Một số thuốc có ái lực với albumin hoặc bilirubin khi uống vào sẽ tăng khả năng gắn kết, xảy ra hiện tượng như “tranh giành” gắn kết giữa thuốc với bilirubin để “sở hữu” albumin hoặc ngược lại.

Vậy những dấu hiệu nào để phân biệt với vàng da bệnh lí?

Có lẽ nhiều người cũng đang rất thắc mắc, rõ ràng nếu đều là vàng da thì các mẹ sẽ dựa vào đâu để biết đó là vàng da bình thường không nguy hiểm. Xin phép được trả lời là dựa vào những dấu hiệu của vàng da sinh lí:

  • Vàng da xuất hiện sau 3 ngày từ khi đẻ
  • Xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó tăng đến ngực và bụng
  • Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường
  • Phân vẫn có màu vàng
  • Có dấu hiệu giảm vàng tự động mà không cần can thiệp sau 1 – 2 tuần tùy vào đối tượng sinh non hay sinh thường.

Bên cạnh đó các mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ để quan sát màu da, trong trường hợp bé có màu da gần tương màu với vàng khó quan sát thì có một mẹo đó là dùng tay ấn lên da trẻ giữ khoảng 5 – 10 giây, sau khi nhấc lên nếu da ở vùng bị ấn có màu trắng nghĩa là trẻ không bị vàng da, còn nếu có màu vàng thì ngược lại. Nếu bé có da đen, xám thì có thể thử kiể tra màu sắc trong niêm mạc mắt hoặc nưới lợi của bé nhé!

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện bình thường và sẽ biến mất khoảng trong vòng 1 tuần khi trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần với trẻ bị sinh non. Trẻ sơ sinh vàng da chỉ ở mức độ khá nhẹ, không có kèm theo bất kì triệu chứng nào bất thường khác cả, tập trung chủ yếu ở các vùng mặt, cổ, ngực, bụng. Phân của trẻ có thể sẽ nhạt màu, nước tiểu vàng hoặc tối hơn so với trẻ sơ sinh bình thường (không màu). Tuy nhiên với vàng da bệnh lí thì như đã nói sẽ có thể kéo dài hơn 10 ngày cộng thêm thời gian điều trị hết nhanh hay muộn là phụ thuộc vào phụ huynh đưa con đến cơ sở y tế sớm hay chậm. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật đo nồng độ Bilirubin trong máu qua da bé bằng cách đặt một máy đo ánh sáng ngay trên đầu bé, dựa vào giá trị nhận được thì bác sĩ sẽ xác định rằng liệu bé có đang mắc chứng vàng da hay không, nếu có sự bất thường thì bác sĩ sẽ kịp thời tiến hành xét nghiệm máu và đưa ra phác đồ điều trị.

Ngay lúc này tình trạng sức khỏe của bé không được tốt, thì việc người mẹ ăn uống điều độ, duy trì dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho con mình cũng được hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết qua việc bú sữa, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Một số người cho rằng việc đưa trẻ ra tắm nắng sẽ giúp nhanh khỏi bệnh vàng da nên tự “điều trị” tại nhà, điều này rất nguy hiểm vì cụ thể trong ánh nắng mặt trời có chưa tia cực tím loại B rất độc cho da, đặc biệt là trẻ nhỏ – da mỏng nên có thể sẽ bị phỏng, nhăn nheo và có nguy cơ ung thư, gây ra nhiều bệnh lí phiền phức. Chính vì điều này mình khuyến khích bạn đọc hãy tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ là con đường tốt nhất giúp bé mau khỏi bệnh.

Trẻ sơ sinh nào thường sẽ dễ mắc bệnh vàng da?

Đối với những bé thuộc đối tượng dưới đây sẽ dễ có nguy cơ mắc phải vàng da hơn những trẻ khác:

  • Sinh thiếu tháng (trước 36 tuần tuổi): độ tuổi này lá gan của bé vẫn còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện
  • Trẻ bị bầm do quá trình sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên là máu bị vỡ, phân hủy thành bilirubin
  • Trẻ dị ứng sữa mẹ do hàm lượng Vitamin A trong sữa mẹ quá cao

TỔNG KẾT

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, tùy theo nguyên nhân gây vàng da mà nhận biết được bé đang trong tình trạng vàng da do sinh lí hay bệnh lí mà biết được mức độ nguy hiểm thế nào. Bài viết này nhằm khuyến khích các bậc cha mẹ hãy quan tâm, chú ý hơn trong thời gian đang phát triển của các bé bằng cách thường xuyên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe cách 3 tháng 1 lần để sớm phát hiện ra những bệnh lí không chỉ liên quan đến vàng da mà còn những loại bệnh khác để kịp thời chữa trị, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh hay thực hiện phương pháp tự điều trị tại nhà rất có khả năng dãn đến hậu quả đáng tiếc. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào đời sống của bản thân mình, hẹn gặp lại bạn vào bài viết lần sau!

 Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Nội dung bài viết được tham khảo từ: https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-bien-chung-khi-tre-so-sinh-bi-vang-da-va-cach-dieu-tri-s195-n17966



source https://medicalhealth.vn/vang-da-o-tre-so-sinh/