Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Bệnh tiểu đường ? Nguyên nhân triệu chứng và những điều cần chú ý

Trong vòng 10 năm gần đây, Bộ Y tế thống kê được số lượng người bị bệnh tiểu đường đã tăng lên với con số 210%. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sức khỏe và lối sống của con người hiện nay.

Tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường ở nước ta ngày càng trẻ hóa. Bệnh nhẹ có thể gây ra những tiêu cực đến các cơ quan chức năng của cơ thể, nặng thì có thể gây tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về  bệnh tiểu đường, các triệu chứng cũng như cách chăm sóc đẩy lùi bệnh. Tham khảo ngay để có những tri thức quý báu bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé!

benh-tieu-duong

Bệnh tiểu đường là gì ?

Sau mỗi bữa ăn, lượng carbohydrates mà cơ thể bạn hấp thụ từ cơm, bánh…sẽ được biến đổi thành đường có tên là glucose. Sau đó, qua quá trình chuyển hoá năng lượng mà chúng được thâm nhập vào máu. Cùng với đó, insulin được tiết ra từ tuyến tụy sẽ hoạt động và thực hiện việc đưa glucose thấm thấu vào khắp tế bào cơ thể. Nhờ đó mà năng lượng được đẩy đi khắp cơ quan lục phủ để duy trì hoạt động sống cho con người.

Trường hợp insulin có vấn đề, không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thì sức khỏe bạn đang gặp rắc rối lớn. Đường không thể chuyển hóa và trở thành các chất dư thừa tồn tại trong máu. Chỉ số glucose tăng cao, vượt mức điều kiện thường như vậy được gọi là bệnh tiểu đường hoặc bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, xuất hiện các triệu chứng tiểu đường khi có những rối loạn bất thường trong chuyển đổi carbohydrate. Bệnh đái tháo đường phát sinh do hoocmon insulin trong tuyến tụy sản sinh ra thiếu hoặc không đều.  Hoocmon này rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trong quá trình kiểm soát lượng đường. Giữ cho insulin hoạt động với hiệu suất tốt là cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Mức độ mắc bệnh tiểu đường của bạn nặng hay nhẹ?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường phân ra thành 2 loại cơ bản là tiểu đường tuýp 1 và 2. Dưới đây là các lưu ý riêng cho từng tình trạng bệnh.

1.Trường hợp bị tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 1 là do tế bào β đảo Langerhans với nhịp độ bất thường.  Hoocmon insulin không được sản sinh ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng mắc đái tháo đường cao hơn so với một người trưởng thành bình thường. Dấu hiệu bệnh tiểu đường lúc này rất rõ ràng và biến chuyển nhanh. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra khi chú ý đến tình trạng cơ thể với biểu hiện khát nước, tiểu nhiều…

Tiểu đường tuýp 1 có khả năng do di truyền và các yếu tố môi trường xung quanh ảnh hưởng. Nếu người thân như mẹ, anh chị…của bạn mắc bệnh đái tháo đường loại 1, bạn sẽ là đối tượng tiếp theo có thể bị mắc bệnh này.

2.Trường hợp bị tiểu đường tuýp 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường lúc này khá khó phát hiện và có thể gây nhầm lẫn với  nhiều bệnh trạng khác. Bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra với đối tượng trên 40 tuổi. Ngày nay, nó đang đi theo xu hướng trẻ hóa với số ca bệnh là 90 – 95 % của tổng lượng người mắc bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ với phụ nữ có mang ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

dai-thai-duong-thai-ky

Lượng carbohydrate biến đổi bất thường và chỉ số glucose mất cân bằng dẫn tới tiểu đường trong lúc có thai. Đừng quá lo lắng vì bệnh có thể biến mất hoàn toàn ngay khi sinh con xong. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp chữa trị và điều trị kịp thời, biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra sẽ rất bất lợi cho cả hai mẹ con.

Vì sao bệnh tiểu đường lại xảy ra với phụ nữ có thai? Lí do là vì, khi có mang, nhau thai trong cơ thể chị em sản sinh ra các kích tố để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, kích tố này lại bất lợi với insulin, chúng kháng lại và ngăn cản insulin tiếp tục phát triển. Tuyến tụy nếu không đủ sức sản sinh ra insulin chống chọi lại kích tố thì lượng đường huyết sẽ tăng lên. Do vậy phụ nữ có mang sẽ bị bệnh đái tháo đường khi mang bầu.

 Chỉ số đường huyết ở mức nào là bình thường và đảm bảo an toàn?

Dựa vào chỉ số đường huyết là cách hữu hiệu nhất để chẩn đoán chính xác nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số glucose ở ngưỡng dưới đây được đánh giá là an toàn theo chỉ dẫn của các chuyên gia:

  • Lúc đói: Chỉ số đường huyết bình thường vào khoảng 90 – 130mg/dl
  • Sau khi ăn: Chỉ số đường huyết bình thường thấp hơn 180mg/dl
  • Trước khi đi ngủ: Chỉ số đường huyết bình thường từ 110 – 150mg/dl

Nếu bạn đo được các chỉ số khác nằm ngoài các thông số kể trên, rất có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường. Lời khuyên cho bạn là nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chăm sóc và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Từ đó sức khỏe mới mau thuyên giảm và hồi phục nhanh.

Các dấu hiệu tiểu đường là gì?

dau-hieu-tieu-duong

Khi insulin không đủ khả năng đảm đương trọng trách về kiểm soát nồng độ đường huyết, bạn sẽ bị mắc bệnh đái tháo đường. Biểu hiện đầu tiên chứng tỏ điều đó là sự suy giảm chức năng của thận. Thận không thể chuyển hóa được các lượng đường đang tích tụ, vì vậy mà bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tình trạng vết thương lâu khỏi cũng là dấu hiệu của tiểu đường.  Bình thường các vết sứt, loét ở tay chân sẽ nhanh chóng được chữa lành. Nhưng đối với người bị bệnh đái tháo đường, những vết đứt này khó lành và có thể bị nhiễm trùng. Lượng đường trong máu cản trở quá trình hồi phục kết vảy của vết thương, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tuần hoàn. Do đó làm sao để hạ đường huyết là câu hỏi lớn với người bệnh tiểu đường.

Cơ thể thèm ăn và luôn cảm thấy đói cũng là triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Tuyến tụy hoạt động hết công suất để điều khiển insulin làm nhiệm vụ cân bằng lượng đường huyết. Vì vậy, khi sản sinh quá nhiều  insulin, cơ thể bạn sẽ kêu đói. Trường hợp ăn cơm xong rồi mà vẫn thấy đói, hãy chú ý và đi khám ngay lập tức.

Cơ thể mệt mỏi cũng là dấu hiệu của những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Cơ thể mất nước khiến làn da bạn nhợt nhạt, thiếu sức sống, chán nản. Bạn sẽ cảm thấy những cơn buồn ngủ thường xuyên ập đến. Do đó, nếu cơ thể bạn đã hết năng lượng và đang kêu cứu thì hãy quan tâm nó đi nhé.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường?

nguyen-nha-benh-tieu-duong

Bệnh tiểu đường dù là tuýp 1 hay tuýp 2 đều do những yếu tố chủ quan về cách ăn uống sinh hoạt của bản thân người bệnh. Dưới đây là các nguyên do chủ yếu cho bạn tham khảo:

  • Béo phì, ít tham gia các hoạt động vận động: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng calo, cần có sự hoạt động để tiêu hao chúng. Nếu không vận động, tuyến tụy sẽ bị ảnh hưởng và mất dần insulin
  • Di truyền: Bệnh tiểu đường của bố mẹ có thể truyền sang con cái. Người có gen xấu cũng bị suy giảm hoocmon insulin.
  • Khả năng miễn dịch kém
  • Môi trường sống xung quanh, các tác động tiêu cực từ vi khuẩn, virus, độc tố, khẩu phần ăn hàng ngày cũng gây ra bệnh đái tháo đường

Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh trạng với máy đo đường huyết. Đây là thiết bị y tế dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Nó sẽ hiện lên các thông số về sức khỏe, nồng độ glucose trong cơ thể để bạn theo dõi và nắm chắc sức khỏe bản thân. Từ đó chữa bệnh hiệu quả và đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường.

Những biến chứng đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không có giải pháp điều trị kịp thời. Đường huyết cao là nguyên nhân các bệnh sau:

  • Biến đổi thận: Bệnh tiểu đường gây ra tiêu cực với mạch máu nhỏ ở thận. Vì vậy mà chức năng của thận bị suy giảm, kém hoạt động và làm việc không hiệu quả.
  • Biến đổi ở hệ thống thần kinh: Bệnh tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh các vùng, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Các chi tê bì, mất cảm giác, có khi teo cơ và viêm loét…
  • Tổn thương về thị giác: Bệnh nhân bị giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là mù lòa
  • Khả năng nhiễm trùng: Hàm lượng đường huyết cao tạo môi trường sống cho vi khuẩn gây bệnh và làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.
  • Ngoài ra, nồng độ glucose cao còn tổn thương nhiều các cơ quan khác bao gồm xương, khớp, não bộ, da…

Liệu bệnh tiểu đường có thể lây lan người qua người hay không?

Theo giải thích từ các y bác sĩ, bệnh tiểu đường chỉ xảy ra bên trong cơ thể và không thể bị lây nhiễm dù là bất cứ trường hợp nào. Nó không giống với các bệnh khác như cúm, thủy đậu, sốt xuất huyết…Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh.

Biện pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất?

Để bệnh tiểu đường nhanh khỏi, bạn cần làm theo những phương pháp điều trị hữu hiệu sau:

  • Điều trị bằng chế độ ăn uống thường ngày: Ăn chậm nhai kỹ, đúng giờ đúng bữa, ăn với lượng vừa phải.
  • Chế độ luyện tập thể thao, vận động: Thực hiện các hoạt động thể dục, chạy bộ 15 phút/ngày để cơ thể dẻo dai, sảng khoái tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng thảo dược: Chế biến các bài thuốc dân gian từ mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài…để chữa bệnh tiểu đường
  • Thuốc trị tiểu đường: Tiêm và truyền insulin vào cơ thể để tăng cường hiệu quả quản lý đường huyết. ( cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn )

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

benh-tieu-duong-nen-an-gi

Bổ sung đường bột bằng các loại hạt, chế biến hạn chế dầu mỡ hay xào rán. Ăn các loại cá, thịt nạc để bổ sung protein và dưỡng chất. Ăn nhiều rau hơn trong thực đơn kết hợp với các loại trái cây tươi để bổ sung vitamin và chất xơ.

Sử dụng nhóm chất béo và các loại đường dành riêng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Đồ ăn có chất béo không bão hòa ví dụ như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường kiêng thức ăn gì?

benh-tieu-duong-kieng-gi

Người bệnh tiểu đường cần tránh xa các thực phẩm gây hại và tăng đường huyết sau:

  • Cơm trắng, bánh mì, miến, sắn, khoai, phở…
  • Không ăn thực phẩm có chất béo bão hòa, nhiều cholesterol
  • Không dùng mỡ, nội tạng động vật, kem tươi, bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga, không ăn đồ sấy…

Tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường

Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ– ADA đã tổng kết các tiêu chuẩn để xác nhận bệnh tiểu đường qua 1 trong 4 đặc điểm sau:

  • Nồng độ glucose lúc đói: ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
  • Nồng độ HbA1c khi xét nghiệm theo phương pháp chuẩn: ≥ 6,5%
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose trong 2 giờ: G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL)
  • Đường máu ở trường hợp bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) khi có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường cổ điển

Kết luận

Bài viết đã cung cấp các thông tin về bệnh tiểu đường. Cách tốt nhất để dứt điểm bệnh trạng và đẩy lùi biến chứng tiểu đường là bạn cần tự tạo cho mình chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Chúc bạn luôn có những tri thức cần thiết và giải pháp đúng đắn về vấn đề bệnh tiểu đường để an yên vui sống mỗi ngày.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/benh-tieu-duong-dai-thao-duong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét