Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Nhiễm trùng máu là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Nhiễm trùng máu là trường hợp vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe người bệnh. Lúc này, cơ thể bệnh nhân xảy ra các  phản ứng miễn dịch chống lại sự suy tạng cùng các tác nhân gây tử vong. Nhiễm trùng máu là bệnh khó phát hiện vì có nhiều biểu hiện dễ gây nhầm lẫn so với các căn bệnh khác. Tham khảo bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức và có những giải pháp điều trị kịp thời, tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân bị nhiễm trùng máu.

nhiem trung huyet

Khái niệm bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là trường hợp người bệnh bị vi khuẩn tấn công, từ đó bị nhiễm khuẩn huyết. Đây là một loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi bị nhiễm trùng huyết, cơ thể sản sinh ra một loạt các kháng thể để phản ứng lại với sự xuất hiện của các vi khuẩn tồn tại trong máu. Nếu các kháng thể bị đánh bại, phòng tuyến cơ thể bị phá vỡ, rất có thể bệnh nhân sẽ rơi nguy kịch, thậm chí là tử vong.

Nhiễm trùng máu được giới chuyên gia đánh giá là nguy hiểm vì sự độc hại của vi khuẩn và các chất bài tiết mà chúng thải ra. Bên cạnh đó, việc hệ thống miễn dịch giải phóng các chất hóa học vào máu để kích hoạt chế độ bảo vệ cơ chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng và tổn thương mô cùng các cơ quan trong nội tạng. Với các trường hợp nhiễm trùng máu nặng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, các cơ quan bị suy giảm chức năng. Nhiễm trùng huyết được coi là một cấp cứu y tế nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê, trên thế giới hiện có hơn 1,6 triệu trường hợp nhiễm khuẩn huyết mỗi năm. Đây là nhóm bệnh nằm trong top 10 bệnh lý gây nguy hiểm đáng sợ.

Có xảy ra nhiễm trùng máu ở trẻ em, trẻ sơ sinh hay không?

nhiem-trung-mau-o-tre-em

Nhiễm trùng máu thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 tháng -3 tuổi.  Vi khuẩn có khả năng lây lan giữa hai trẻ nếu chúng tiếp xúc trực tiếp qua việc ho hoặc hắt hơi. Căn cứ vào loại vi khuẩn gây hại và khả năng đề kháng của trẻ mà quyết định đến mức độ nghiêm trọng hay không của bệnh nhiễm trùng huyết.

Thời gian đầu, các biểu hiện có thể giống với các bệnh nhiễm trùng bình thường. Tuy nhiên, thời gian sau sức khỏe của trẻ có thể trở nên tồi tệ và xuất hiện nhiều biến đổi tiêu cực. Dưới đây là các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết cho bạn đọc phân biệt:

  • Trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
  • Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, không năng động hoạt bát tham gia các hoạt động
  • Biếng ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng
  • Nôn ọe thường xuyên, khó thở hoặc nhịp thở nhanh, gấp
  • Tim đập nhanh, da xuất hiện các vết lở loét, phát ban đỏ
  • Trẻ có tình trạng co giật bất thường

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu là gì?

Khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng máu, bạn cần truy tìm nguồn gốc phát sinh vấn đề để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Bất kỳ người nào cũng có thể mắc bệnh nhiễm trùng máu.Tuy nhiên, nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng lớn nhất với những người có tiền sử bệnh viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm trùng các ổ bụng, hệ niệu…Bệnh nhân đã bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và du khuẩn huyết cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu lớn hơn người bình thường.

Bên cạnh các tác nhân gây bệnh trực tiếp, nhiễm khuẩn huyết cũng có thể do chính đặc điểm bản thân người bệnh. Đó là:

  • Dân số già hóa, cơ thể người già yếu không đủ sức chống lại sự tấn công của cơ thể
  • Trẻ sơ sinh, trẻ bị đẻ non, thấp bé,nhẹ cân, trẻ dị tật từ lúc sinh ra
  • Sự tăng lên bất ngờ của các đề kháng cơ thể xong nó lại không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà còn làm xấu thêm bệnh trạng
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, sử dụng bừa bãi, không theo chỉ dẫn gây lợi bất cập hại.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào máu, bệnh nhân đang có vết thương hoặc các vết bỏng nặng
  • Những đối tượng thuộc trường hợp trên không chỉ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết cao hơn người bình thường mà khi mắc bệnh cũng phải chịu nhiều đau đớn hơn. Thường thì họ sẽ có tỷ lệ tử vong cao, khó hồi phục.

Các dấu hiệu nhiễm trùng máu mà bạn nên biết

Biểu hiện nhiễm trùng máu khá mơ hồ và có thể gây nhiễu khiến nhiều người không  đánh giá được đúng tình trạng bệnh nhân. Bởi vậy, khi xuất hiện các biểu hiện đáng nghi, đừng qua loa bỏ qua hay điều trị tại nhà. Lời khuyên là hãy đến những cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để nhận giải đáp và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Bạn cũng có thể tham khảo các dấu hiệu sơ bộ của nhiễm trùng máu dưới đây:

dau-hieu-nhiem-trung-mau

  • Người bệnh sốt cao, thân nhiệt lên xuống thất thường
  • Cảm giác ớn lạnh, da lạnh và run rẩy, ra nhiều mồ hôi
  • Da màu sắc nhợt nhạt, bị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp
  • Nhịp tim đập nhanh, mạnh, nhịp thở dồn dập, mệt khi thở
  • Xuất hiện những cơn tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt và không có sức lực làm gì
  • Nước tiểu ít hoặc không có cảm giác đi tiểu cả ngày
  • Trạng thái tinh thần bất ổn, luôn lo lắng sợ hãi
  • Bệnh nhân nhiễm trùng máu nặng có thể gây mất ý thức

Liệu bệnh nhiễm trùng máu có khả năng lây lan không?

Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, nhiều người thắc mắc nhiễm khuẩn huyết có lây hay không? Có thể khẳng định, đây là căn bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan. Nhiễm trùng máu cũng không lây qua việc tiếp xúc các đồ vật. Bệnh do vi khuẩn có hại tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Nếu bạn không có hệ thống miễn dịch tốt, rất có thể bạn sẽ mắc bệnh. Trường hợp người già, trẻ em và những người đã có tiền sử bệnh thì cần chú ý để đẩy lùi và phòng tránh các nguy cơ viêm nhiễm. Tổng kết lại, nhiễm trùng máu không lây nhiễm qua đường tiếp xúc bình thường. Các trường hợp nhiễm trùng máu cấp tính cũng hoàn toàn không có vấn đề.

Mắc bệnh nhiễm trùng huyết có chữa được hay không? Cách điều trị nhiễm trùng máu hiệu quả

Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh nhiễm trùng máu, người bệnh tử vong khá cao, chiếm tới 25 – 50% . Các biến chứng thường gặp là suy giảm chức năng lục phủ ngũ tạng, bị sốc, co giật nhiễm khuẩn,… Do đó, cần chủ động ngăn chặn và điều trị bệnh ngay lập tức trước khi nhiễm khuẩn huyết có dấu hiệu nặng thêm.

Nhiều người đặt ra câu hỏi nhiễm trùng huyết có thể chữa trị và qua khỏi hay không? Xã hội ngày càng hiện đại, các phương tiện kĩ thuật trong y học dùng để chẩn đoán bệnh cùng trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp ngày càng tiện lợi. Thuốc kháng sinh nhiều loại cả về tiêm và uống có tác dụng rất hiệu quả để chữa trị nhiễm trùng máu. Nhiều ca bệnh đã có dấu hiệu tích cực, tỷ lệ tử vong giảm. Quá trình điều trị nhiễm trùng huyết quy củ, rõ ràng từ việc chẩn đoán sớm, loại bỏ nguyên nhân phát sinh, điều chỉnh sự cân bằng lượng máu đến chống tình trạng rối loạn đông máu càng làm bạn yên tâm và an lòng trước bệnh tật.

Để bệnh trạng nhiễm trùng máu được thuyên giảm và không xảy ra những biến cố đáng tiếc, bạn có thể tham khảo những cách chữa trị được nhiều người áp dụng nhất sau đây:

1.Đến các cơ sở y tế để điều trị

Trường hợp bệnh nhiễm trùng máu nghiêm trọng, bạn cần nằm viện để truyền dịch và sử dụng máy thở. Nếu muốn loại trừ bệnh nhanh nhất, bạn phải thực hiện các ca phẫu thuật cắt bỏ nguồn gốc của nhiễm khuẩn huyết.

2.Duy trì lối sống lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày để cơ thể sảng khoái minh mẫn và làm việc có hiệu quả. Để tâm trí luôn thoải mái, lạc quan và vui sống. Tránh xa những đồ kích thích, cay nóng và nhiều dầu mỡ vì dễ làm bệnh trạng nặng thêm. Không thức khuya, làm việc quá sức hay sử dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

song-lanh-manh

 

Sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm, nguyên nhân triệu chứng cách điều trị !

3.Cung cấp các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai

Người bệnh bị nhiễm trùng huyết khiến các hoạt động cung cấp máu của cơ thể đến các cơ quan nội tạng bị hạn chế. Vì thế mà nhiều cơ quan bị thiếu hụt oxy có khả năng ngừng hoạt động. Do vậy cần chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày để oxy được phân bổ đều đến từng tế bào cơ thể, thiếu máu, mất máu.

cach-dieu-tri-nhiem-trung-mau

Các thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt là:

  • Các loại hạt như hạt đậu, hạt điều
  • Thịt màu đỏ, hải sản nghêu, ốc, tôm
  • Lòng đỏ trứng, đậu phụ, rau xanh
  • Gan các loài động vật

Người bị nhiễm khuẩn huyết nên ăn nhiều các thực phẩm giàu protein. Dưỡng chất này có khả năng tăng  cường đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại, chống virus gây bệnh. Các thực phẩm giàu protein cho người nhiễm trùng máu là:

  • Trứng, thịt, sữa, cá hồi, các sản phẩm từ sữa
  • Chuối, hạt óc chó
  • Súp lơ, cải xanh

Một chế độ ăn giàu vitamin và chất xơ cũng là lựa chọn tốt cho căn bệnh nhiễm trùng máu. Vitamin có chức năng chống khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, rất hiệu quả với bệnh nhân nhiễm trùng máu.

Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa để người bệnh ăn uống dễ dàng, ngon miệng hơn. Từ đó đủ sức chống chịu với bệnh tật. Dưới đây là các thực phẩm cung cấp vitamin và chất xơ:

  • Khoai lang, các loại rau củ xanh
  • Quả táo, quả bơ, quả mít
  • Dâu tằm

Bệnh nhiễm trùng máu có mang tính chất nguy hiểm không?

Các chuyên gia luôn khẳng định và nhấn mạnh rằng, nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể cướp đi tính mạng người nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Mức độ hồi phục của bệnh được căn cứ vào độ nghiêm trọng và bệnh nền mà bạn mắc phải. Sau khi chữa trị, nhiều người có thể sống sót và hồi phục hoàn toàn với những sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, với những ai không may mắn, nhiễm trùng máu có thể gây biến chứng sau này. Khoảng 50% người sống sót sau điều trị nhiễm khuẩn huyết mắc các hội chứng sau:

  • Nội tạng rối loạn chức năng hoạt động, hư nội tạng
  • Mất ngủ thường xuyên, luôn mệt mỏi, đau cơ khớp
  • Kém tập trung sâu, nhận thức kém, tự ti

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc về bệnh nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng huyết tuy nguy hại lớn xong vẫn có thể đẩy lùi bằng những biện pháp đúng cách. Tự tạo cho bản thân lối sống lành mạnh và ăn uống dinh dưỡng để đẩy lùi bệnh tật và an tâm vui sống bạn nhé!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/nhiem-trung-mau/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét