Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Sốt phát ban là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Những thông tin về sốt phát ban luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, hãy cùng mình tìm hiểu về nó ngay trong bài viết hôm nay nhé!

Bệnh sốt phát ban là gì?

Các nhà khoa học đã chứng minh sốt phát ban (tên tiếng Anh là Roseola – nghĩa là màu hồng) là một căn bệnh gây ra bởi vi rút Herpes 6 hoặc 7 hoặc vi rút Rubella, nhưng phổ biến nhất là Herpes 6. Bệnh này thường xảy ra nhiều ở trẻ em nhưng vẫn có thể gặp ở người trưởng thành với các triệu chứng sốt và nổi lên những hạt màu hồng trên cơ thể, người Việt Nam gọi đó là ban.

Sốt phát ban có lây không?

Cũng giống như những bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra khác sẽ được lây truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc với dịch tiết hô hấp, nước bọt của người bệnh. Do vậy tỉ lệ trẻ e hay người lớn mắc bệnh từ cộng đồng chiếm tỉ lệ cao như khu vui chơi, nhà trẻ, …

Biểu hiện sốt phát ban ở người lớn như thế nào

sot-phat-ban-o-nguoi-lon
Sốt phát ban ở người lớn

 

Như đã nói ở trên thì người trưởng thành cũng có khả năng mắc phải bệnh này thông qua những con đường như hít phải, sờ, chạm vào dịch hoặc khí chứa vi rút gây bệnh.  Do vậy những người trưởng thành nhưng có sức đề kháng yếu cũng sẽ dễ dàng là đối tượng để bệnh phát triển hơn.

Những biểu hiện khi người lớn mắc sốt phát ban cũng nhẹ hơn so với trẻ em, song dễ nhầm lần với những bệnh cảm thông thường với các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi, …

Thời điểm ủ bệnh kéo dài thường từ 1 – 2 tuần và dấu hiệu bệnh kéo dài từ 6 – 9 tuần bao gồm:

  • Sốt cao: Có khả năng sốt trên 39 độ C kèm những triệu chứng viêm kết mạc, ho, đau đầu, sổ mũi, … 
  • Phát ban đỏ: trên da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc hồng nhạt nổi cộm lên hoặc bằng phẳng, phân bố nhiều ở ngực, bụng, thắt lưng, cánh tay, chân, mặt, cổ, … Chúng thường lặn xuống sau vài ngày hoặc vài tiếng tùy cơ địa và thể trạng mỗi người. Đây là hiện tượng phản ứng đáp lại của cơ thể khi phát hiện sự xuất hiện của vi rút làm ảnh hưởng đến cơ thể khiến các cơ quan bảo vệ hoạt động quá mức. 
  • Ngứa: Đối với nhiều làn da nhạy cảm và mỏng thì sốt phát ban gây ngứa với diện tích vùng bị ngứa sẽ tăng dần tương đương với độ tiến triển của bệnh, có khi sốt phát ban gây ngứa khắp người làm bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu. 
  • Sung hạch: đây là hiện tượng thường gặp khi hệ miễn dịch của cơ thể đáp ứng như những “chiến binh” chống lại sự xâm nhập của “kẻ lạ”; hạch quai hàm, hạch cổ thường sẽ nổi trước. 
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, tiêu chảy nhẹ, mất nước, viêm họng, đau tai, ho, sốt cao, co giật, …

Vậy sốt phát ban ở người lớn kéo dài bao lâu?

Thông thường sốt phát ban nhẹ chỉ khoảng 1 – 2 ngày sẽ hết khi điều trị bằng thuốc hạ sốt tại nhà, nhưng nhiều trường hợp vẫn có thể kéo dài hơn và gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được đưa đến cơ quan y tế hoặc phòng khám sớm. Ở những người suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng yếu, ví dụ như vừa trải qua phẫu thuật, điều trị hóa chất khiến hệ miễn dịch tổn thương nhiều sẽ gây ra tình trạng khôn lường. Khi đó thời gian phát ban cũng sẽ lâu hơn bình thường.

Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ em như thế nào?

sot-phat-ban-o-tre-em
Sốt phát ban ở trẻ em

Đây là đối tượng lí tưởng để vi rút Herpes tấn công; đối tượng trẻ sốt phát ban chủ yếu từ 6 – 12 tháng tuổi vì hệ miễn dịch của chúng vẫn còn yếu và ít gặp với độ tuổi trên 4.

Về biểu hiện thì tương đối giống ở người lớn, tuy nhiên do da trẻ em còn mỏng nên sẽ thường có biểu hiện ngứa nhiều, mấp mô, bong vẩy hoặc bị kích thích.

Lưu ý là đối với trẻ phát ban sau sốt sẽ có ít nhất là một lần mắc phải, thậm chí nhiều lần dựa vào thể trạng của bé và nguyên nhân dẫn đến bệnh nên phụ huynh đừng chủ quan. Nếu phát hiện kịp thời và chăm sóc tốt thì bệnh có thể tự khỏi chỉ sau khoảng 1 tuần, còn không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cho trẻ sau này.

Vậy thì bé bị sốt phát ban có được tắm không?

be-bi-sot-phat-ban-co-tam-duoc-khong
Bé bị sốt phát ban có tắm được không

Câu trả lời là nên, bởi vì khi bệnh đang tiến triển thì trong khoảng thời gian này cơ thể trẻ đã và đang càng dần suy yếu, đồng thời cũng là cơ hội để nhiều căn bệnh khác tìm đến. Do đó phụ huynh nên vệ sinh, tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban đúng cách như sau:

  • Tắm bằng nước ấm vừa đủ, pha thêm muối hoặc chanh để tham gia kháng khuẩn trên da bé. 
  • Tắm nhanh: chỉ trong khoảng 5 – 7 phút rồi dùng khăn sạch lau lại nhẹ nhàng, nếu ngâm lâu sẽ dễ khiến trẻ cảm do nhiễm nước. 
  • Lựa chọn nơi kín gió để tắm 
  • Lựa thời gian tắm phù hợp: mùa đông trời lạnh nên tắm vào khoảng 9h – 11h, chiều từ 15h – 17h. Còn mùa hè khoảng 8 – 10h sáng và 16 – 18h chiều. Tránh tắm muộn hoặc tắm quá sớm khi không khí còn lạnh. 
  • Không chà sát, chà mạnh tay: điều này sẽ làm tổn thương da của bé và lan nhiễm nhiều nơi khác. 
  • Nấu nước lá như trà xanh, khổ qua, trầu không tắm cho bé.

Sốt phát ban nên kiêng ăn gì?

  • Trứng: trứng được biết là thực phẩm giàu protein nhưng cũng nhiều cholesterol trong lòng đỏ, là thành phần khó tiêu và đồng thời khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn vì khi ăn sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao mà không thể giải phóng ra bên ngoài. 
  • Hải sản: đây là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên lại chứa nhiều đạm gây khó tiêu, chướng bụng nếu ăn nhiều. 
  • Nước uống có gas, nước ngọt: hàm lượng đường lớn sẽ gây ra tình trạng mất nước khi uống nhiều, điều này lại gây bất lợi khi cơ thể bị sốt đang cần bổ sung nhiều nước. 
  • Nước đá lạnh: làm gia tăng các triệu chứng viêm họng, sốt của người mắc bệnh.

Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban?

Để làm giảm tình trạng bị ngứa trong khi mắc bệnh, cần nên được nhận sự tư vấn từ bác sĩ tin cậy để làm theo. Đồng thời áp dụng những cách sau đây:

  • Tắm bằng nước ấm: Đối với việc vệ sinh cơ thể là nhu cầu cần thiết mỗi người, nếu như quan niệm trước đây là kiêng nước khi bị phát ban mà không tắm sẽ làm gia tăng tình trạng mẩn ngứa trên da. 
  • Tắm nước lá: một số lá cây như bạc hà, lá trà xanh, nha đam, … có chứa những hoạt chất quý giúp làm dịu da, bổ sung dưỡng ẩm, kháng viêm, phục hồi và tái tạo da. 
  • Không mặc đồ chật, bó sát: tình trạng ngứa sẽ tăng nhiều nếu sử dụng đồ bó, không thoải mái khi cử động, mặt khác lựa ma sát mạnh khiến da tổn thương nhiều hơn, dễ viêm nhiễm gây ngứa. 
  • Không tự ý mua thuốc, bôi thuốc không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ: điều này cực kì nguy hiểm có thể làm tình trạng da xấu đi rất nhiều nếu trong thành phần thuốc có các yếu tố gây kích ứng da.

Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tạm thời, nếu muốn dứt điểm triệu chứng này cần phải điều trị tận gốc bệnh sốt phát ban.

Cách điều trị sốt phát ban

Ngay khi phát hiện bệnh, cần phải tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

dieu-tri-sot-phat-ban

Ngoài ra tại nhà cần phải có một số cách kết hợp để làm giảm nhanh tình trạng sốt phát ban:

  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hằng ngày làm giảm bớt nhiều nguy cơ gây bệnh 
  • Dùng nước gừng hấp mật ong để làm giảm tình trạng ho tại nhà và vệ sinh mũi, thông mũi thường xuyên cho em bé hoặc người lớn. 
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm nhiều mỡ, dầu, cay nóng, cholesterol và đạm. Nên tăng cường bổ sung vitamin trong hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, … 
  • Nơi ở kín gió nhưng thông thoáng, không quá bưng bít làm môi trường xung quanh ngột ngạt. 
  • Ăn mặc thoải mái, không chật chội và trùm kín sẽ làm lượng nhiệt trong cơ thể không thoát được, từ đó sốt cũng không thể giảm bớt.

Đo thân nhiệt bằng: Nhiệt kế điện tử

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và bệnh sởi do những triệu chứng và biểu hiện bệnh khá giống nhau, nhất là thời gian ủ bệnh: sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, chán ăn, nhức mỏi cơ bắp, một số trẻ em còn có biểu hiện bỏ bú, nôn ói hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì vẫn có những điểm khác nhau nhất định:

Trong triệu chứng, sốt phát ban sẽ kéo dài từ từ 1 – 5 ngày sau khi giảm sốt với những đặc điểm là nốt ban đỏ và sáng; ban mịn, ít sần sùi trên bề mặt da; ban nổi đòng loạt khắp cơ thể và sau khi lặn không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Trong khi đó bệnh sởi diễn tiến qua 4 giai đoạn cụ thể, bao gồm thời kì ủ bệnh, khởi phát, phát ban sởi và phục hồi với những triệu chứng đặc trưng: ban xuất hiện theo trình tự ở sau tai, sau đó lan lên đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân; ban dạng sần, gồ lên mặt da; khi lặn sẽ để lại vết thâm giống vằn da hổ. Đặc biệt đi kèm chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Không chỉ giống với sởi, sốt phát ban cũng giống với sốt xuất huyết do tình trạng xuất hiện những nốt đỏ trên da. Tuy nhiên một mẹo nhỏ để bạn đọc có thể phân biệt nhanh hai loại bệnh này đó là dùng 2 ngón tay kéo căng bề mặt da có xuất hiện nốt ban rồi thả ra, nếu ban đầu nốt ban mất đi và hồi phục lại sau khi thả ra thì đó là sốt phát ban; còn nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti khi căng da hoặc sau khi thả tay ra, khoảng 2 giây sau xuất hiện chấm đỏ thì đó là sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn có những biểu hiện khác biệt rõ ràng nhất để phân biệt là vào giai đoạn ủ bệnh: Người bệnh có biểu hiện giống nhưu bị cảm cúm; ban đầu sốt cao, nhiệt độ tăng đột ngột lên tới 39 – 40 độ C liên tục trong vài ngày. Kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc măt, sổ mũi, tiêu chảy, …

TỔNG KẾT

Sốt phát ban không phải là một căn bệnh nguy hiểm nếu như chúng ta biết cách phân biệt và phát hiện sớm. Tuy nhiên không nên chủ quan trong mọi tình huống, vẫn nên đưa người bệnh đi đến cơ quan y tế đẻ được chẩn đoán, tư vấn và điều trị bệnh để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/sot-phat-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét