Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

11 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian hiệu quả nhất

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lí phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được chia làm 2 loại: tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Thông thường loại 2 phổ biến hơn (chiếm 85 – 90% người bệnh) sẽ xảy ra phổ biến nhiều ở những người thừa cân béo phì, người trung niên và lớn tuổi thì trong khi đó đái tháo đường tuýp 1 sẽ xảy ra với bất kì ai bị mắc bệnh bẩm sinh hoặc những trường hợp bệnh lí phá hủy tế bào bê – ta ở đảo tụy gây thiếu hụt số lượng insullin. Do đó việc điều trị và dự phòng tiểu đường thường được chú ý đến nhiều, bài viết hôm nay sẽ mách cho bạn đọc 11 cách điều trị tiểu đường dân gian hiệu quả mà mình đã đúc kết được, đừng bỏ lỡ nhé!

  1. Lá mật gấu trị tiểu đường

cay-mat-gau-tri-tieu-duong
                                              Cây mật gấu trị tiểu đường

Lá mật gấu hay còn được gọi là lá đắng, mọc nhiều ở những vùng Nam bộ. Trước đây loại cây này ít được biết đến vì người ta vẫn chưa biết được công dụng của nó mãi cho đến nay, khi các nhà khoa học xác định được thành phần trong lá đăng có chất berberin, isotetrandin có khả năng trong việc giúp hạ đường huyết một số bệnh rất tốt; bên cạnh đó còn có tác dụng hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể.

Đã có nhiều người cải thiện tình trạng tiểu đường cũng là nhờ vào lá mật gấu này, hơn nữa đây là một cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian từ thiên nhiên rất an toàn, có thể làm tại nhà.

  1. Chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng

chua-benh-tieu-duong-bang-cay-luoc-vang
                               Chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng

Trong nhiều cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian thì cây lược vàng là bài thuốc được nhiều người áp dụng hiện nay. Miêu tả sơ qua về đặc điểm của cây là thuộc họ lá dài, bề mặt nhẵn bóng và có màu đậm hơn bên mặt dưới. Thân bò ngang trên mặt đất được chia ra thành từng đốt, cụm hoa không cuống gồm 6 – 12 bông; nó còn có tên gọi khác là cây lan vòi thường được dùng để làm cảnh và trang trí.

Theo mình được biết thì loại cây này có các thành phần như acid béo paraffinic, olefinic, vitamin PP, B2, các yếu tố vi lượng Ni, Cu, Fe, Cr và đặc biệt là hợp chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng được tác dụng của vitamin C cùng nhiều yếu tố cần thiết khác giúp làm giảm lượng đường trong máu tốt nên được áp dụng để điều trị tiểu đường, phổ biến là tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, lá cây lược vàng còn được dùng để chữa viêm họng, ho, rát cổ, long đờm, các bệnh đại tràng, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ ngon, cầm máu và làm lành vết thương, …

  1. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

la-xoai-chua-benh-tieu-duong
Lá xoài chữa bệnh tiểu đường

Trong Đông Y, lá xoài có tính hàn, vị chua ngọt và được dùng để hạ nhiệt, làm lợi tiểu và các bệnh liên quan đến hô hấp, …Tuy nhiên công dụng của lá xoài không chỉ dừng lại ở đó, theo Ths – Bs. Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết nhiều công trình nghiên cứu từ Trung Quốc và Ấn Độ phát hiện lá xoài có khả năng kích thích tuyến tụy sản sinh insullin, từ đó ngăn ngừa tăng đường huyết trong máu sau ăn đồng thời điều hòa nồng độ cholesterol trong máu. Nhờ đó giảm đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Đây là một cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian mà bạn hãy nên thử!

  1. Lá dứa trị tiểu đường

la-dua-tri-tieu-duong
                  Lá dứa trị tiểu đường

Dân gian thường gọi lá dứa là cây cơm nếp, cây thơm thường được dùng để cùng chế biến nhiều món ăn trong gia đình, nhà hàng để nước dùng được thơm hơn. Trong nhiều cuốn sách Đông Y của danh y Tuệ Tĩnh cũng có ghi về công dụng của nó như một bài thuốc chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp, chữa ho, bệnh về thận, viêm thanh quản, bệnh gout, … và trong đó có công dụng trong việc ổn định đường huyết là cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian mà hiệu quả.

  1. Dây thìa canh chữa tiểu đường

day-thia-canh-chua-tieu-duong
                dây thìa canh chữa tiểu đường

Dây thìa canh là một loại cây thân thảo dạng thân leo, có độ cao khoảng 6 – 10m, bên trong chứa nhựa mủ màu trắng. Thân có lỗ bì thưa ở bên trong. Hoa nhỏ có màu vàng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, lông mịn nhiều ở đài hoa và rìa lông, tràng không có lông ở mặt ngoài, mỗi tràng phụ có 5 răng; đến thời điểm hoa sẽ cho ra quả, quả chín rụng xuống đất, tách ra có dạng hình giống cái thìa nên người ta đặt tên đó.

Cây này được dùng làm cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian vì đã được ghi nhận khi làm thí nghiệm trên thỏ bằng hoạt chất có sẵn trong cây – Alloxan có tác dụng suy giảm enzyme tân tạo đường. Lưu ý không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bé hoặc người nhỏ hơn 16 tuổi.

  1. Cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

cay-mat-nhan-tri-tieu-duong
                                Cây mật nhân trị tiểu đường

Trong Đông Y, mật nhân có vị đắng, tính hàn, quy về kinh thân và can. Trong cây có nhiều hoạt chất Anxiolytic giúp bồi bổ khí huyết, giảm stress, bệnh huyết áp, đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, … trong đó còn có cả tiểu đường.

Đối với cách điều trị tiểu đường dân gian, mật nhân được dùng để sắc nước uống theo liều và tỉ lệ cụ thể, pha kèm 1 lít rượu trắng, 1 bình thủy tinh và 500g rễ mật nhân; để uống dần. Bài thuốc này dễ làm và được nhiều người áp dụng để điều trị tại nhà.

  1. Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

chua-benh-tieu-duong-bang-dau-bap
      chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Đậu bắp là một món ăn ngon, dễ chế biến và phổ biến trong món ăn người Việt bằng cách xào, hấp hoặc nấu canh. Trước đến nay mọi người đều biết rằng đậu bắp có chất nhờn giúp hỗ trợ việc sản sinh các hoạt dịch tại khớp khiến các khớp trơn tru, hoạt động tốt hơn ở những người lớn tuổi. Vậy bạn đọc đã biết đậu bắp dùng làm cách điều trị tiểu đường dân gian chưa? – Có thể là rồi nhưng cũng có thể là chưa, tuy nhiên đại đa số nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết điều này nhỉ? Vì đây là một thông tin mới về nghiên cứu các thành phần trong cây đậu bắp, trong đó có Myricetin giúp giảm lượng đường trong máu do tăng hấp thu glucose từ các tế bào cơ; một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng đậu bắp kích thích sản sinh nhiều insullin cần thiết cho việc vận chuyển đường vào trong tế bào cho cơ thể đó!

  1. Lá ổi chữa tiểu đường

la-oi-chua-tieu-duong
                                  Lá ổi chữa tiểu đường

Nhiều người truyền tai nhau bài thuốc dùng lá ổi để chữa trị tiêu chảy hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh ngạc, hôm nay bạn đọc sẽ biết thêm một cách điều trị tiểu đường dân gian hiệu quả mà lá ổi còn có thể mang lại.

Các bác sĩ đã chứng minh rõ trong lá ổi có thành phần làm giảm tác dụng của enzyme Alpha glucosidase – enzyme chuyển hóa thức ăn thành đường trong máu, do đó có khả năng hạ đường trong máu sau khi ăn xong đấy!

Nếu bạn quan tâm thì có thể làm như sau: dùng 100gr lá ổi non nấu thành nước để uống hằng ngày, hoặc có thể sử dụng 30gr sắc nước uống thay trà. Ngoài ra bạn có thể kết hợp lá ổi non, sa kê và đậu bắp tươi là những loại cũng có thành phần tốt trong cách điều trị tiểu đường dân gian mà mình có thể sử dụng.

  1. Hạt cau chữa tiểu đường

hat-cau-chua-tieu-duong
                                 Hạt cau chữa tiểu đường

Theo mình được biết, trong Đông Y thì quả cau (cảnh) được chia làm 2 loại: vỏ và hạt giúp điều trị nhiều bệnh lí, phần vỏ chữa các chức năng tiêu hóa, khai vị, kiện tỳ, … còn trong khi đó phần hạt cau giúp lợi tiểu, thông khí, trị tả lị, … do có thành phần Tannin giúp kháng khuẩn; hơn hết thì nó mới được phát hiện cũng là cách điều trị tiểu đường dân gian hiệu quả mà có thể bạn chưa biết đến.

 

  1. Lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường

la-dau-tam-chua-benh-tieu-duong
                  Lá dâu tằm chữa bệnh tiểu đường

Gần đây nhất, đã có những nghiên cứu chứng mình rằng chiết xuất từ lá dâu tằm có thể thay thế thuốc trị tiểu đường dốc thể giảm hơn 20% tổng lượng đường cơ thể được hấp thu vào máu. Vì sao ư?

Trong lá dâu tằm có có thể tìm thấy chất 1-deoxynojirimycin có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy Carbohydrates cụ thể là ngăn ngừa quá trình từ đại phân tử thành dạng phân tử nhỏ hơn là đường để hấp thu và còn đồng thời giảm lượng đường trong máu. Từ đó bạn đọc có thể dùng là dâu tằm như một cách điều trị tiểu đường dân gian mang lại hiểu quả.

Theo như dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho hay “nước ép của lá dâu tằm nếu sử dụng thường xuyên có thể giảm cân, chữa chứng khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và người mệt mỏi”

  1. Lá vú sữa chữa bệnh tiểu đường

la-vu-sua-chua-tieu-duong
                                            Lá vú sữa chữa tiểu đường

Một trong những cách điều trị tiểu đường dân gian chính là dùng lá vú sữa, nhiều người bệnh đã áp dụng cách này để chữa trị bệnh tiểu đường và may mắn thành công. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra được bệnh tiểu đường sẽ khỏi hoàn toàn sau khi áp dụng; vậy nên bạn có thể tham khảo thêm nhé!

Bên cạnh đó, lá vú sữa cũng được xem là một bài thuốc hiệu quả trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự tiết dịch dạ dày từ đó giảm đau cho người bệnh.

TỔNG KẾT

Chung quy lại, bài viết về 11 cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian mà mình đã gợi ý cho bạn đọc sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể hơn và có thể tham khảo. Nhiều bài thuốc hướng dẫn chữa bệnh tiểu đường nhưng không phải phương pháp nào cũng có căn cứ để áp dụng. Nếu dùng không đúng cách còn mang lại vô số tác hại. Vì vậy khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cần theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài việc dùng các loại thảo dược, lá cây làm bài thuốc thì các bạn nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cũng như hạn chế ăn những thực phẩm ngọt, nhiều đường, nhiều tinh bột và tăng cường vận động tập thể dục thể thao vừa sức để hỗ trợ điều trị tiểu đường nếu như mắc phải nha! Tạm biệt và hẹn gặp lại!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/cach-dieu-tri-benh-tieu-duong-dan-gian/

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Viêm xoang mũi? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm xoang mũi là nỗi phiền toái với những ai mắc phải, vậy nên chắc chắn những thông tin và cách điều trị viêm xoang sẽ là mối quan tâm hiện nay của mọi người

Viêm xoang mũi là gì?

Viêm xoang mũi hay còn gọi là viêm xoang, bệnh lí xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong vùng mũi bị viêm gây phù nề và tăng tiết dịch quá mức dẫn đến các hệ quả tắc nghẽn các xoang mũi.

Nhiều thống kê cho biết, bệnh lí này chiếm khoảng từ 2 – 5% dân số và chiếm khoảng 25 – 30% bệnh lí thuộc về lĩnh vực tai – mũi – họng, thường phổ biến ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam.

Dựa vào đặc điểm sinh lí và giải phẫu, khung xương mặt và xương sọ ghép lại với nhau tạo nên những khoảng trống mà ta gọi là xoang để nhằm giúp giảm trọng lượng các xương. Các xoang sẽ có kích thước khác nhau và có lỗ dẫn lưu chất dịch tiết thoát ra ngoài vào mũi, do vậy có đến 5 loại xoang bao gồm: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, xoang sàn sau, xoang bướm. Tuy nhiên có đến 6 loại viêm xoang mũi:

viem-xoang-la-gi
Các loại viêm xoang

Viêm xoang hàm

Là hiện tượng viêm niêm mạc trong xoang hàm, đây là một loại xoang thuộc khu vực phía trước của nhóm xương sọ – mặt. Những người mắc phải sẽ đau nhiều ở vùng má.

Viêm xoang trán

Cũng là một xoang thuộc nhóm xoang trước, biểu hiện khi người bệnh thấy đau nhức giữa 2 lông mày, nằm trong khung giờ nhất định.

Viêm xoang sàn trước

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức giữa 2 mắt ngay khi vực xoang sàn.

Viêm xoang sàn sau

Là một loại xoang nằm phía sau so với những loại phía trên nên bệnh nhân thường hay đau nhức trong sâu và vùng gáy.

Viêm xoang bướm

Đặc điểm đau tương tự như xoang sàn sau.

Viêm đa xoang

Nếu người bệnh bị viêm từ 2 xoang kể trên trở lên sẽ được gọi là viêm đa xoang do các xoang thông nhau, tình trạng này cũng thường đi kèm với viêm mũi và ngược lại viêm mũi lâu ngày sẽ dẫn đến viêm xoang.

Nếu chia theo thời gian diễn biến bệnh sẽ bao gồm:

Viêm xoang cấp tính

Đây là giai đoạn bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt, sổ mũi, … Bệnh diễn biến trong thời gian ngắn, triệu chứng xuất hiện đột và biến mất sau khoảng từ 10 – 14 ngày, thường sẽ khỏi sau 4 ngày. Thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang.

Viêm xoang mạn tính

Nếu như viêm xoang cấp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách khiến các triệu chứng xuất hiện trước đó kéo dài hơn 2 tháng và dai dẳng thì được gọi là mạn tính.

Vậy nguyên nhân viêm xoang mũi là gì?

nguyen-nhan-viem-xoang
Nguyên nhân gây viêm xoang

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xoang, tuy nhiên nguyên nhân do nhiễm vi rút, vi khuẩn chiếm phần lớn. Chúng làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang gây ra hiện tượng viêm.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân như sau:

  • Do cơ địa: đối với những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với phân hoa, thức ăn, thú nuôi, mùi hương, … sẽ dẫn đến niêm mạc mũi tăng tiết chất hóa học chống lại các dị nguyên quá mức gây nên phù nề và làm bít tắc lỗ lưu thông giữa các xoang.
  • Do thời tiết: cũng là một nguyên nhân trong cơ địa, tuy nhiên họ là những người chỉ hay xảy ra
  • hiện tượng dị ứng theo mùa; cũng có khả năng mắc phải viêm xoang mũi và thường gặp ở người 20 – 40 tuổi. Cả 2 loại nguyên nhân thời tiết và cơ địa được gọi chung là viêm xoang mũi dị ứng.
  • Do vẹo vách ngăn: trường hợp vẹo vách ngăn mũi khiến dẫn đến nghẹt một phần của mũi khiến sự lưu thông không khí thay đổi, lâu dần gây viêm.
  • Do lạm dụng thuốc xịt mũi: đây cũng là một trong số các nguyên nhân hay gặp do bệnh nhân lạm dụng thuốc xịt, điều này xảy ra do dùng với nồng độ cao hoặc dùng lâu sẽ gây ra hiện tượng phản ứng sau khi ngưng thuốc, cuống mũi dãn nở khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn ban đầu.
  • Do nội tiết: thường gặp ở phụ nữ mang thai và bệnh lí suy giáp, nó có biểu hiện giống viêm mũi dị ứng.
  • Do sâu răng hàm trên: vùng sâu răng ở hàm trên gần các xoang mũi, đặc biệt là răng hàm tren số 3, 4, 5 có chân chui sâu tới mặt dưới xoang hàm nên nếu diện sâu nặng và lan rộng thì cũng sẽ ảnh hưởng, gây nhiễm khuẩn xoang. Loại này sổ mũi xanh và gây mùi rất hôi thối.

Triệu chứng viêm xoang mũi thế nào?

trieu-chung-viem-xoang

Những triệu chứng chính và dấu hiệu viêm xoang sẽ biểu hiện với người bệnh bao gồm:

  • Đau đầu: người bệnh cảm thấy đau nhức khi vực đỉnh đầu và vùng bên xoang bị bệnh, thỉnh thoảng khịt mũi và khạc đàm có lẫn ít máu.
  • Chảy nước mũi ra ngoài hoặc xuống họng: khiến bệnh nhân khạc nhổ liên tục, tùy vào tình trạng và nguyên nhân mà lượng đàm khạc nhiều hay ít, màu sắc và mùi.
  • Nghẹt mũi: là dấu hiệu thường thấy khi trước bắt đầu đi ngủ hoặc ngủ dậy vào sáng sớm. Người bệnh có thể nghẹt một hoặc hai bên và khó thở, khó chịu, bệnh nhân phải thở bằng miệng.
  • Điếc mũi: do lượng dịch chảy bít tắc lỗ thông nên bệnh nhân không thể ngửi thấy mùi.
  • Hơi thở hôi: nguyên nhân do dịch mủ chảy xuống cổ họng trong một vài trường hợp

Thêm nữa, một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc cao, chóng mặt khi nghiêng người về phía trước, đau xung quanh mắt theo từng cơn, từng nhịp. Khi hắt hơi mạnh cũng gây đau, người bệnh không muốn ăn uống và tập trung. Có thể dẫn đến viêm thần kinh mắt gây mờ mắt nếu viêm xoang nặng.

Chữa bệnh viêm xoang

Viêm xoang mũi không phải có thể chữa trị ngày 1 ngày 2 với vài liều kháng sinh đơn giản, qua loa mà phải có quy trình điều trị và bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ bằng những loại thuốc đặc trị hiệu quả phù hợp với bệnh cảnh, không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Mục dích sử dụng thuốc để chữa trị viêm xoang mũi là làm giảm phù nề, thông mũi, tăng dẫn lưu xoang, từ đó giảm được các triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh: hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, nhức, … hơn nữa có thể kiểm soát nhiễm trùng, tránh để lâu gây nặng hơn tình trạng ban đầu và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc dùng để chữa viêm xoang:

  • Thuốc kháng Histamine: đây là một trong những loại thuốc hiệu quả gây ức chế sự tăng tiết Histamine trong niêm mạc mũi quá mức. Có cả dạng uống và dạng xịt
  • Thuốc Corticoid: đây là loại thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, với những bệnh nhân đang viêm xoang độ nặng được chỉ định dùng loại thuốc này để kháng viêm.
  • Thuốc xịt mũi có hoạt chất co mạch: các loại thuốc này thường sẽ chứa Pseudoephedrine, Phenylephrine, Naphazoline, Chlorzoxazone có tác dụng làm co mạch máu, giảm sung huyết tại niêm mạc hô hấp, từ đó giảm tình trạng bít tắc các xoang, thông thoáng đường dẫn lưu dịch giữa các xoang. Được dùng nhiều trong điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Nếu dùng thuốc trong một thời gian dài cũng sẽ có những bất lợi khi bệnh nhân không tuân theo chỉ định, dùng quá liều gây ra tình trạng lạm dụng thuốc hoặc thời gian sử dụng không đều đặn và gây nhiều tác dụng phụ.

Trong trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả, tình trạng viêm xoang kéo dài trong nhiều năm liền, các trường hợp đã xảy ra biến chứng, chèn ép thần kinh thị giác, viêm ổ mắt, … Lệch vách ngắn mũi hoặc polyp mũi quá to cũng được chỉ định điều trị phẫu thuật, … Sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Cách trị viêm xoang mũi dân gian

Ông bà ta có một số bài thuốc hay, dùng thảo dược từ thiên nhiên để chữa bệnh từ xa xưa mang lại nhiều hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm kiếm cách chữa viêm xoang tại nhà thì hãy tham khảo một số gợi ý sau nhé:

Chữa viêm xoang bằng tỏi:

chua-viem-xoang-bang-toi
Chữa viêm xoang bằng tỏi

Tỏi được biết đến lâu nay như một loại gia vị ngon được dùng để chế biến nhiều món ăn, đồng thời là bài thuốc chữa bệnh như đầy bụng, khó tiêu, cảm cúm, … hay trị mụn hiệu quả nhờ vào những thành phần bên trong nó giúp làm giảm tình trạng viêm, làm sạch ổ nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch và hạn chế sự phát triển của các tế bào bất thường trong viêm xoang mũi: Allin, Scordinin, …

Lá nốt chữa viêm xoang

la-not-chua-viem-xoang
Lá nốt chữa viêm xoang

Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loại cây thân thảo rất dễ sống và mọc hoang ở nhiều khu đất ẩm. Cũng là một loại cây quen thuộc trong những món ăn Việt Nam nên chẳng còn xa lạ gì, tuy nhiên công dụng chữa trị viêm xoang mũi hiệu quả từ cây lá lốt thì bạn đã biết chưa?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá lốt có chứa hoạt chất piperin, piperidin và tinh dầu giúp kháng khuẩn như một chất kháng sinh, làm giảm viêm ở những khu vực bị tổn thương có nguyên nhân do vi khuẩn. Đã có nhiều người điều trị bằng lá lốt và mang lại hiệu quả nhất định.

Cây cứt lợn chữa viêm xoang

cay-cut-lon-chua-viem-xoang
Cây cứt lợn chữa viêm xoang

Cây cứt lợn hay còn gọi là hoa ngũ sắc được dùng như một bài thuốc hay trong điều trị viêm xoang mũi tại nhà. Nó có khả năng giảm nhẹ những biểu hiện và hạn chế chuyển biến xấu của bệnh. Cây cứt lợn cũng có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc trong các xoang mũi, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến bít tắc các xoang.

Có thể giã nhuyễn hòa chung với nước rồi uống trong ngày, hoặc kết hợp với các thảo dược khác như kim ngân hoa để uống, xông hơi, tẩm bông rồi nhét vào mũi, …

Ngoài dùng thuốc điều trị tại nhà hoặc áp dụng các cách chữ trị bằng cây thuốc, thì thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng góp phần giúp chữa viêm xoang nhanh chóng.

Vậy viêm xoang nên kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm cay nóng: đây được cho là những thực phẩm đứng đầu trong danh sách vì đây là một trong những nguyên nhân có thể kích thích dịch dạ dày trào ngược, lượng axit và hơi nóng đẩy lên để thoát ra ngoài gây kích thích mũi và niêm mạc mũi khiến người bệnh tăng các triệu chứng, đau nhiều và khó chịu hơn. Do vậy những loại gia vị cay, nóng như tiêu, ớt, … thì hãy hạn chế!
  • Hải sản: hải sản là danh mục cần kiêng trong bệnh viêm mũi dị ứng do kích thích tăng tiết nhiều Histamine tại vùng niêm mạc mũi và các xoang mũi gây ngứa và đau nhức mũi. Do vậy cũng cần hạn chế trong người bệnh viêm mũi xoang để hạn chế triệu chứng và ảnh hưởng sức khỏe.
  • Thịt gà: đây được cho là thực phẩm kiêng kị cho những ai mắc bệnh vì nhiều người đã ho, hắt hơi, ngứa họng – mũi, đau đầu khi ăn nó. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của thịt gà với người bị bệnh viêm xoang, nhưng những người có cơ địa dị ứng thịt gà thì chắc chắn phải tránh xa để giảm nguy cơ chuyển biến bệnh xấu đi.
  • Đồ uống kích thích và có gas: Ngoài nguyên nhân những đồ uống này làm tăng chuyển làm mất nước khiến dịch mủ các xoang đặc lại, bít tắc và thức uống có gas thoát ra ngoài kích thích niêm mạc mũi thì những loại này cũng gây tác động lên dạ dày, khiến dịch dạ dày và axit dễ trào ngược như thực phẩm cay nóng.

TỔNG KẾT

Viêm xoang mũi là tình trạng bệnh lí hay gặp ở Việt Nam do khí hậu và môi trường thuận lợi, tuy nhiên việc nhận ra và phát hiện các triệu chứng sớm sẽ khiến cho việc điều dễ dàng, không để lại hậu quả nghiêm trọng và giảm bớt những ảnh hưởng với cuộc sống của người mắc bệnh. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ https://www.webmd.com

 



source https://medicalhealth.vn/viem-xoang-mui/

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là nỗi phiền toái với những ai mắc phải, chắc chắn những cách điều trị sau đây sẽ giúp bạn chấm dứt nỗi mệt nhọc này!
Trước khi muốn tìm hiểu đến cách chữa trị viêm mũi dị ứng, hãy cùng mình nắm bắt sơ qua thông tin của nó nhé!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là Allergic rhinitis) là bệnh lí thường xảy ra ở rất nhiều người trong thời kì hiện đại. Nó xảy ra do vùng niêm mạc mũi bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên gây kích ứng bao gồm khói, bụi, nước hoa, mùi hương, … hoặc ăn những thực phẩm, hải sản gây kích ứng như tôm, cua, … và hắt hơi như một phản ứng chống trả của cơ thể với các dị nguyên này, bằng cách tiết ra chất hóa học tự nhiên trong niêm mạc mũi có tên là Histamine để bảo vệ cơ thể. Tuy đây là một căn bệnh lành tính nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày về sinh hoạt, học tập và làm việc.

Thông thường sẽ được chia thành 2 loại dựa theo tác nhân gây bệnh:

  • Viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào thời tiết: triệu chứng xuất hiện khi thời tiết thay đổi, chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè với thời gian dài ngắn khác nhau (dựa vào triệu chứng). Dị nguyên gây bệnh thường là phân hoa và cây cỏ hoặc nấm mốc.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: phần lớn dị nguyên gây kích ứng là thông qua đường niêm mạc mũi, ngoài ra một số khác có nguyên nhân từ đường tiêu hóa như nấm, thuốc tân dược.

Theo như phân loại của ARIA (hiệp hội viêm mũi dị ứng Quốc tế) dựa vào thông số về triệu chứng và chất lượng cuộc sống, cùng với khoảng thời gian bệnh tồn tại như sau:

  • Viêm mũi dị ứng gián đoạn: bệnh nhân có thời gian mắc bệnh < 4 ngày/tuần hay < 4 tuần
  • Viêm mũi dị ứng dai dẳng: bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 4 ngày/tuần và >4 tuần.

Nếu dựa vào mức độ thì phân loại thành 3 nhóm:

  • Nhẹ: có giấc ngủ bình thường và ít ảnh hưởng đến công việc, đời sống hằng ngày, không có triệu chứng khó chịu.
  • Trung bình: giấc ngủ không bình thường, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày, xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
  • Nặng: ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hằng ngày, giấc ngủ bất thường, nhiều triệu chứng rất khó chịu.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Dựa vào phân loại như trên thì bệnh này sẽ có triệu chứng tương ứng

  • Thể bệnh phụ thuộc vào thời tiết: bệnh nhân thấy cay và ngứa sống mũi, hắt hơi liên tục nhiều lần thành từng tràng, cây mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, nước mũi chảy đầm đìa với màu sắc trong như nước lã. Người bệnh sẽ cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khóe mắt và thỉnh thoảng ở cả ống tai ngoài. Ngoài ra bệnh nhân thấy nặng đầu, mệt mỏi, sợ ánh sáng nên thường sẽ tìm đến chỗ tối. Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong một ngày nhưng sẽ dịu đi vào ban tối, cứ thế kéo dài một vài tuần rồi biến mất mà không cần dùng bất kì thuốc nào.
  • Thể bệnh quanh năm: thường xảy ra phổ biến, bệnh nhân hay sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày và lại tái phát nếu gặp phải luồng gió, lạnh, hoặc bụi. Giai đoạn đầu nước mũi trong nhưng sau đó đặc lại thành mủ, chảy thành từng đợt có khi gây viêm loét tiền đình mũi; hắt hơi thành từng tràng, nếu nặng sẽ hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày gây mệt mỏi, giảm trí nhớ. Bệnh nhân nghẹt mũi phải thở thành bằng đường miệng nên viêm họng, viêm phế quản; luôn khạc nhổ do ngứa mũi, đau thắt ở gốc mũi và tiết dịch ứ đọng trong vòm họng; niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, nhiều dịch loãng hoặc mủ đặc màu trắng hoặc vàng, xanh khi có bội nhiễm vi khuẩn, vùng niêm mạc mũi thay đổi thành polyp to nhẵn.

Với những triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân như vậy thì chắc chắn tìm hiểu cách điều trị viêm mũi dị ứng là mong muốn của rất nhiều người. Bạn đọc hãy cùng mình theo dõi tiếp nha!

Cách chữa trị viêm mũi dị ứng

Đối với nhiều căn bệnh, bác sĩ luôn khuyên chúng ta về cách điều trị bệnh tốt nhất chính là thực hiện tốt phương án dự phòng – nghĩa là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì thế để không mắc phải nỗi phiền toái oái ăm này thì bạn đọc cần chuẩn bị cho mình và cả người thân quen một lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân khói bụi, hóa chất, lông thú, … bằng cách tăng cường mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ.

Bên cạnh đó nên rèn luyện thể lực bằng cách hoạt động, tham gia tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên.

Tuy nhiên nếu bạn đã là một trong những bệnh nhân của viêm mũi dị ứng thì tham khảo những cách điều trị dưới đây nhé!

Một lưu ý rằng người bệnh có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau, bao gồm thuốc hay biện pháp tại nhà, tuy nhiên bạn hãy chắc chắn rằng đã được đi khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi quan tâm đến phương pháp điều trị mới.

  • Thuốc kháng Histamine: như đã nói ở trên nguyên nhân gây dị ứng do histamine tiết ra trong vùng niêm mạc mũi để chống các dị nguyên, do đó có thể làm giảm hiện tượng này bằng cách ức chế tiết chất hóa học này, tuy nhiên cần được bác sĩ tư vấn thêm bạn nhé!
  • Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi: giúp làm giảm ngứa và điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên người bệnh chỉ sử dụng vào một số trường hợp cần thiết, không nên dùng lâu dài; ngoại trừ thuốc xịt mũi dạng steroid thường được khuyên dùng lâu dài để kiểm soát triệu chứng.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: bụi, hóa chất, nước hoa, lông chó mèo, … và thường xuyên làm sạch bụi bẩn trong nhà, lắp ráp bộ phận tinh chế không khí và lọc bụi tạo môi trường trong lành hơn.
  • Phương pháp thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp): đây là phương pháp giúp bệnh nhân bớt mẫn cảm, giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính các dị nguyên đó bằng cách hấp thụ liều tăng dần dị nguyên với tỉ lệ thành công đến 80 – 90% (hiệu quả nhiều trong trường hợp dị ứng phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo), các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ sau 6 – 12 tháng.

Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm một số cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian, được nhiều ông bà ta để lại:

  • Cây giao: đây là một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị, mủ cây chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, dào thải dịch nhầy như togliane, polyphenol, … Ngoài ra trong Đông Y thì loại cây này có tính hàn, vị chua giúp khử độc, tiêu viêm. Tuy nhiên mủ của cây giao chứa chất gây bỏng da và tổn thương mắt nên cẩn thận khi dùng.
  • Tỏi: trong tỏi chứa allin, nó sẽ biến đổi thành Allicin khi nghiền, giã. Allicin tác dụng kháng khuẩn đường hô hấp, điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Do vậy sẽ làm giảm tình trạng tắc nghẹt ở mũi.
  • Cây ngũ sắc: tinh dầu chứa hoạt chất thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng và chống dị ứng. Trong y học hiện nay cũng điều chế thành thuốc nhỏ mũi như Agerhinin, thuốc nhỏ mũi Flanos.
  • Ngải cứu: đã không còn xa lạ gì với chúng ta, ngải cứu vốn là một loại dược liệu có mặt nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Đặc biệt, nó có thể điều trị bệnh viêm mũi dị ứng đã được nhiều người áp dụng nhờ vào tính giảm đau, giảm kích ứng và kháng viêm sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.
  • Kinh giới: không chỉ được dùng như một loại rau ăn kèm, nó còn được biết đến là một cây thuốc Nam chữa bệnh này hiệu quả do có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ trong tinh chất của nụ hoa kinh giới. Chính vì thế nó còn dùng để trị phong hàn, viêm xoang, …

Vậy còn chế độ ăn khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng có thay đổi gì hay không? – Câu trả lời chính xác là có, dĩ nhiên bạn sẽ phải kiêng kị một số thực phẩm gây kích ứng rồi!

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Khi ăn những thực phẩm gây kích thích sản sinh ra nhiều Histamine tạo phản ứng viêm trong cơ thể thì nhất định phải hạn chế:

  • Hải sản: Đây là những thực phẩm có chứa nhiều protein, dễ gây dị ứng sẽ khiến triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn
  • Thức ăn lạnh, béo, tanh: những loại thuộc nhóm này sẽ gây kích thích các cơn hắt xì liên tục, kích thích cơ co thắt phế quản làm ho nhiều và tăng tiết dịch nhầy hô hấp.
  • Đồ ăn cay nóng: những loại đồ ăn cay, nóng như tiêu, ớt, … với nồng độ nhiều sẽ khiến nhiều bệnh nhân hắt xì liên tục.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: trong sữa cũng có lượng lớn protein và các thành phần khác làm tăng tiết chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi và cản trở phần lưu thông khí trong các rãnh xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
  • Đồ uống có chất kích thích: các loại đồ uống có cồn như bia, rượu và thuốc lá có thể làm suy giảm khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch. Chúng làm ảnh hưởng đến các chất chống oxy hóa trong cơ thểm gây ra sự thiếu hụt vitamin C và tăng nồng độ kháng thể IgE làm tăng giải phóng Histamine một cách ồ ạt, do đó tăng biểu hiện viêm mũi dị ứng.

TỔNG KẾT

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lí thường gặp trong thời đại phát triển hiện nay, tuy nguyên nhân là do các dị nguyên nhưng nếu tìm hiểu sẽ biết được nguyên nhân sâu xa lại chính vì sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch. Những thông tin bổ ích mình đã cung cấp hi vọng sẽ giúp các bạn đọc có thể phòng tránh những rủi ro về sức khỏe của bản thân và gia đình. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tới nhé!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.



source https://medicalhealth.vn/viem-mui-di-ung/

Sốt phát ban là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Những thông tin về sốt phát ban luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, hãy cùng mình tìm hiểu về nó ngay trong bài viết hôm nay nhé!

Bệnh sốt phát ban là gì?

Các nhà khoa học đã chứng minh sốt phát ban (tên tiếng Anh là Roseola – nghĩa là màu hồng) là một căn bệnh gây ra bởi vi rút Herpes 6 hoặc 7 hoặc vi rút Rubella, nhưng phổ biến nhất là Herpes 6. Bệnh này thường xảy ra nhiều ở trẻ em nhưng vẫn có thể gặp ở người trưởng thành với các triệu chứng sốt và nổi lên những hạt màu hồng trên cơ thể, người Việt Nam gọi đó là ban.

Sốt phát ban có lây không?

Cũng giống như những bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra khác sẽ được lây truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc với dịch tiết hô hấp, nước bọt của người bệnh. Do vậy tỉ lệ trẻ e hay người lớn mắc bệnh từ cộng đồng chiếm tỉ lệ cao như khu vui chơi, nhà trẻ, …

Biểu hiện sốt phát ban ở người lớn như thế nào

sot-phat-ban-o-nguoi-lon
Sốt phát ban ở người lớn

 

Như đã nói ở trên thì người trưởng thành cũng có khả năng mắc phải bệnh này thông qua những con đường như hít phải, sờ, chạm vào dịch hoặc khí chứa vi rút gây bệnh.  Do vậy những người trưởng thành nhưng có sức đề kháng yếu cũng sẽ dễ dàng là đối tượng để bệnh phát triển hơn.

Những biểu hiện khi người lớn mắc sốt phát ban cũng nhẹ hơn so với trẻ em, song dễ nhầm lần với những bệnh cảm thông thường với các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi, …

Thời điểm ủ bệnh kéo dài thường từ 1 – 2 tuần và dấu hiệu bệnh kéo dài từ 6 – 9 tuần bao gồm:

  • Sốt cao: Có khả năng sốt trên 39 độ C kèm những triệu chứng viêm kết mạc, ho, đau đầu, sổ mũi, … 
  • Phát ban đỏ: trên da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc hồng nhạt nổi cộm lên hoặc bằng phẳng, phân bố nhiều ở ngực, bụng, thắt lưng, cánh tay, chân, mặt, cổ, … Chúng thường lặn xuống sau vài ngày hoặc vài tiếng tùy cơ địa và thể trạng mỗi người. Đây là hiện tượng phản ứng đáp lại của cơ thể khi phát hiện sự xuất hiện của vi rút làm ảnh hưởng đến cơ thể khiến các cơ quan bảo vệ hoạt động quá mức. 
  • Ngứa: Đối với nhiều làn da nhạy cảm và mỏng thì sốt phát ban gây ngứa với diện tích vùng bị ngứa sẽ tăng dần tương đương với độ tiến triển của bệnh, có khi sốt phát ban gây ngứa khắp người làm bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu. 
  • Sung hạch: đây là hiện tượng thường gặp khi hệ miễn dịch của cơ thể đáp ứng như những “chiến binh” chống lại sự xâm nhập của “kẻ lạ”; hạch quai hàm, hạch cổ thường sẽ nổi trước. 
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, tiêu chảy nhẹ, mất nước, viêm họng, đau tai, ho, sốt cao, co giật, …

Vậy sốt phát ban ở người lớn kéo dài bao lâu?

Thông thường sốt phát ban nhẹ chỉ khoảng 1 – 2 ngày sẽ hết khi điều trị bằng thuốc hạ sốt tại nhà, nhưng nhiều trường hợp vẫn có thể kéo dài hơn và gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được đưa đến cơ quan y tế hoặc phòng khám sớm. Ở những người suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng yếu, ví dụ như vừa trải qua phẫu thuật, điều trị hóa chất khiến hệ miễn dịch tổn thương nhiều sẽ gây ra tình trạng khôn lường. Khi đó thời gian phát ban cũng sẽ lâu hơn bình thường.

Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ em như thế nào?

sot-phat-ban-o-tre-em
Sốt phát ban ở trẻ em

Đây là đối tượng lí tưởng để vi rút Herpes tấn công; đối tượng trẻ sốt phát ban chủ yếu từ 6 – 12 tháng tuổi vì hệ miễn dịch của chúng vẫn còn yếu và ít gặp với độ tuổi trên 4.

Về biểu hiện thì tương đối giống ở người lớn, tuy nhiên do da trẻ em còn mỏng nên sẽ thường có biểu hiện ngứa nhiều, mấp mô, bong vẩy hoặc bị kích thích.

Lưu ý là đối với trẻ phát ban sau sốt sẽ có ít nhất là một lần mắc phải, thậm chí nhiều lần dựa vào thể trạng của bé và nguyên nhân dẫn đến bệnh nên phụ huynh đừng chủ quan. Nếu phát hiện kịp thời và chăm sóc tốt thì bệnh có thể tự khỏi chỉ sau khoảng 1 tuần, còn không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cho trẻ sau này.

Vậy thì bé bị sốt phát ban có được tắm không?

be-bi-sot-phat-ban-co-tam-duoc-khong
Bé bị sốt phát ban có tắm được không

Câu trả lời là nên, bởi vì khi bệnh đang tiến triển thì trong khoảng thời gian này cơ thể trẻ đã và đang càng dần suy yếu, đồng thời cũng là cơ hội để nhiều căn bệnh khác tìm đến. Do đó phụ huynh nên vệ sinh, tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban đúng cách như sau:

  • Tắm bằng nước ấm vừa đủ, pha thêm muối hoặc chanh để tham gia kháng khuẩn trên da bé. 
  • Tắm nhanh: chỉ trong khoảng 5 – 7 phút rồi dùng khăn sạch lau lại nhẹ nhàng, nếu ngâm lâu sẽ dễ khiến trẻ cảm do nhiễm nước. 
  • Lựa chọn nơi kín gió để tắm 
  • Lựa thời gian tắm phù hợp: mùa đông trời lạnh nên tắm vào khoảng 9h – 11h, chiều từ 15h – 17h. Còn mùa hè khoảng 8 – 10h sáng và 16 – 18h chiều. Tránh tắm muộn hoặc tắm quá sớm khi không khí còn lạnh. 
  • Không chà sát, chà mạnh tay: điều này sẽ làm tổn thương da của bé và lan nhiễm nhiều nơi khác. 
  • Nấu nước lá như trà xanh, khổ qua, trầu không tắm cho bé.

Sốt phát ban nên kiêng ăn gì?

  • Trứng: trứng được biết là thực phẩm giàu protein nhưng cũng nhiều cholesterol trong lòng đỏ, là thành phần khó tiêu và đồng thời khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn vì khi ăn sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao mà không thể giải phóng ra bên ngoài. 
  • Hải sản: đây là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên lại chứa nhiều đạm gây khó tiêu, chướng bụng nếu ăn nhiều. 
  • Nước uống có gas, nước ngọt: hàm lượng đường lớn sẽ gây ra tình trạng mất nước khi uống nhiều, điều này lại gây bất lợi khi cơ thể bị sốt đang cần bổ sung nhiều nước. 
  • Nước đá lạnh: làm gia tăng các triệu chứng viêm họng, sốt của người mắc bệnh.

Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban?

Để làm giảm tình trạng bị ngứa trong khi mắc bệnh, cần nên được nhận sự tư vấn từ bác sĩ tin cậy để làm theo. Đồng thời áp dụng những cách sau đây:

  • Tắm bằng nước ấm: Đối với việc vệ sinh cơ thể là nhu cầu cần thiết mỗi người, nếu như quan niệm trước đây là kiêng nước khi bị phát ban mà không tắm sẽ làm gia tăng tình trạng mẩn ngứa trên da. 
  • Tắm nước lá: một số lá cây như bạc hà, lá trà xanh, nha đam, … có chứa những hoạt chất quý giúp làm dịu da, bổ sung dưỡng ẩm, kháng viêm, phục hồi và tái tạo da. 
  • Không mặc đồ chật, bó sát: tình trạng ngứa sẽ tăng nhiều nếu sử dụng đồ bó, không thoải mái khi cử động, mặt khác lựa ma sát mạnh khiến da tổn thương nhiều hơn, dễ viêm nhiễm gây ngứa. 
  • Không tự ý mua thuốc, bôi thuốc không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ: điều này cực kì nguy hiểm có thể làm tình trạng da xấu đi rất nhiều nếu trong thành phần thuốc có các yếu tố gây kích ứng da.

Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tạm thời, nếu muốn dứt điểm triệu chứng này cần phải điều trị tận gốc bệnh sốt phát ban.

Cách điều trị sốt phát ban

Ngay khi phát hiện bệnh, cần phải tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

dieu-tri-sot-phat-ban

Ngoài ra tại nhà cần phải có một số cách kết hợp để làm giảm nhanh tình trạng sốt phát ban:

  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hằng ngày làm giảm bớt nhiều nguy cơ gây bệnh 
  • Dùng nước gừng hấp mật ong để làm giảm tình trạng ho tại nhà và vệ sinh mũi, thông mũi thường xuyên cho em bé hoặc người lớn. 
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm nhiều mỡ, dầu, cay nóng, cholesterol và đạm. Nên tăng cường bổ sung vitamin trong hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, … 
  • Nơi ở kín gió nhưng thông thoáng, không quá bưng bít làm môi trường xung quanh ngột ngạt. 
  • Ăn mặc thoải mái, không chật chội và trùm kín sẽ làm lượng nhiệt trong cơ thể không thoát được, từ đó sốt cũng không thể giảm bớt.

Đo thân nhiệt bằng: Nhiệt kế điện tử

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và bệnh sởi do những triệu chứng và biểu hiện bệnh khá giống nhau, nhất là thời gian ủ bệnh: sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, chán ăn, nhức mỏi cơ bắp, một số trẻ em còn có biểu hiện bỏ bú, nôn ói hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì vẫn có những điểm khác nhau nhất định:

Trong triệu chứng, sốt phát ban sẽ kéo dài từ từ 1 – 5 ngày sau khi giảm sốt với những đặc điểm là nốt ban đỏ và sáng; ban mịn, ít sần sùi trên bề mặt da; ban nổi đòng loạt khắp cơ thể và sau khi lặn không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Trong khi đó bệnh sởi diễn tiến qua 4 giai đoạn cụ thể, bao gồm thời kì ủ bệnh, khởi phát, phát ban sởi và phục hồi với những triệu chứng đặc trưng: ban xuất hiện theo trình tự ở sau tai, sau đó lan lên đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân; ban dạng sần, gồ lên mặt da; khi lặn sẽ để lại vết thâm giống vằn da hổ. Đặc biệt đi kèm chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Không chỉ giống với sởi, sốt phát ban cũng giống với sốt xuất huyết do tình trạng xuất hiện những nốt đỏ trên da. Tuy nhiên một mẹo nhỏ để bạn đọc có thể phân biệt nhanh hai loại bệnh này đó là dùng 2 ngón tay kéo căng bề mặt da có xuất hiện nốt ban rồi thả ra, nếu ban đầu nốt ban mất đi và hồi phục lại sau khi thả ra thì đó là sốt phát ban; còn nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti khi căng da hoặc sau khi thả tay ra, khoảng 2 giây sau xuất hiện chấm đỏ thì đó là sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn có những biểu hiện khác biệt rõ ràng nhất để phân biệt là vào giai đoạn ủ bệnh: Người bệnh có biểu hiện giống nhưu bị cảm cúm; ban đầu sốt cao, nhiệt độ tăng đột ngột lên tới 39 – 40 độ C liên tục trong vài ngày. Kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc măt, sổ mũi, tiêu chảy, …

TỔNG KẾT

Sốt phát ban không phải là một căn bệnh nguy hiểm nếu như chúng ta biết cách phân biệt và phát hiện sớm. Tuy nhiên không nên chủ quan trong mọi tình huống, vẫn nên đưa người bệnh đi đến cơ quan y tế đẻ được chẩn đoán, tư vấn và điều trị bệnh để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/sot-phat-ban/

Sốt về chiều là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Sốt về chiều có thể là vấn đề của bạn trước đây hoặc đang gặp phải, tuy nhiên đừng xem thường nó bởi lẽ đây có thể là một triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh lí của cơ thể. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sốt về chiều là bệnh gì?

Sốt về chiều là một tình trạng báo hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề với nhiệt độ cao hơn bình thường đặc biệt là vào thời gian chiều tối; thông thường nhiệt độ cơ thể sẽ dao động từ 36 – 37 độ C với người khỏe mạnh, nhưng phải khi nào nhiệt độ lớn hơn 37,5 độ C thì mới gọi là sốt vì không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì nhiệt độ như một hằng số, nó sẽ có sự chênh lệch lên hoặc xuống theo thời gian, giới tính, tuổi, cảm xúc, … Do vậy, trong một vài trường hợp quan niệm sốt nhẹ về chiều 37 độ C là một sai lầm dù cho là nhiệt độ ở người lớn hay trẻ em.

Sốt về chiều do những nguyên nhân nào?

Bệnh sốt về chiều là những bệnh lí có biểu hiện kể trên, xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn:

  • Lao phổi:

    Bệnh lao là bệnh lí chiếm phần lớn trong nguyên nhân do nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, có thể gây ra nhiều cơn sốt cao kéo dài vào chiều tối kèm với những triệu chứng khác như khạc đờm, ho ra máu vào sáng sớm; khi khám sẽ nghe thấy nhiều rales ẩm, rales nổ và có thể kèm theo tiếng thổi hang tại đỉnh phổi do loài vi khuẩn này thuộc dạng hiếu khí nên đây sẽ là nơi lí tưởng cho chúng “ẩn nấp”.

  • Bệnh lí về gan:

    Với những người mắc phải bệnh lí về gan cũng có dấu hiệu sốt về chiều bởi vì những tế bào gan đang bị hoại tử và tổn thương nên hoạt động đường mật kéo theo sẽ bị viêm nhiễm, chức năng làm việc của gan – mật ảnh hưởng gây ra tình trạng sốt do chất độc bị tích tụ. Người mắc phải bệnh lí này sẽ kèm theo những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau tức hạ sườn phải, …

  • Nhiễm khuẩn màng não và não:

    Ngoài sốt về chiều thì bệnh nhân thường có những triệu chứng đau đầu thoáng qua hoặc dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều, co giật, hôn mê hoặc thậm chí là liệt nửa người nếu trở nặng.

  • Viêm đường tiết niệu:

    Vi khuẩn thường thâm nhập từ đường tiểu đi lên gây ra nhiều triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, ngứa hoặc có thể cũng gây sốt về ban chiều.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể biểu hiện sốt về chiều như:

  • Nhiễm kí sinh trùng:

    Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dữ dội, ăn nhiều nhưng không tăng cân, sụt cân nhiều trong vòng một tháng trở lại, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, …

  • Do sử dụng thuốc:

    Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc sử dụng thuốc cũng có thể dẫn đến triệu chứng sốt về chiều do kháng sinh qua cơ chế dị ứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc, …

  • Mắc các bệnh lí ung thư:

    Người bệnh có biểu hiện sốt khi mắc bệnh lí về ung thư giai đoạn sớm do suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể “phát tín hiệu” sốt như một cách báo động về tình trạng của cơ thể.

  • Cảm nắng, cảm lạnh:

    Số ít trường hợp do bệnh nhân bị say nắng hoặc cảm lạnh làm sốt vào chiều tối nhưng không kéo dài nhiều ngày và lặp lại chỉ duy nhất vào ban chiều.

  • Stress nặng:

    Đây cũng được xem làm một nguyên nhân gây ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến não bộ trong nhiều ngày làm xuất hiện triệu chứng trên

Triệu chứng sốt về chiều

Đây là một triệu chứng trên người bệnh bị một trong các nguyên nhân, phổ biến là do nhiễm khuẩn như mình đã nói ở trên gây tác động đến cơ quan nào đó trong cơ thể từ đó làm rối loạn đến sự chuyển hóa và thải trừ nhiệt của cơ thể hoặc tác động trực tiếp lên cơ quan điều nhiệt làm nhiệt độ tăng lên.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mắc phải mà có thể có những triệu chứng khác kèm theo như mình đã kể trên. Nhưng những biểu hiện chính là bao gồm:

  • Cảm giác lạnh
  • Rùng mình
  • Ớn lạnh
  • Run
  • Thân nhiệt tăng
  • Khát nước
  • Co mạch ngoại vi
  • Không vã mồ hôi cho tới khi sốt bắt đầu lui
  • Mệt mỏi, ngủ li bì
  • Cơ thể yếu sức, choáng, …

Vậy bị sốt về chiều cần làm gì?

Nếu tình trạng sốt về chiều chỉ xảy ra một – hai ngày rồi chấm dứt thì thật may mắn có thể bạn chỉ đang bị cảm lạnh, cảm nắng hay do một số yếu tố sinh lí khác như chu kì kinh nguyệt, stress, …

Tuy nhiên, nếu như bạn có biểu hiện sốt kéo dài nhiều ngày với tần suất đều đặn vào ban chiều mà không có dấu hiệu giảm thì cần phải nên có biện pháp xử trí như sau:

  • Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: đối với thân nhiệt đo tại nách trên 37,5 độ C, trên 38 độ C tại miệng và hậu môn là sốt. Khi đo thân nhiệt tại nách thì độ chính xác sẽ là kết quả cộng với 0,5 độ C và cộng thêm 0,1 – 0,3 độ C nếu kết quả đo tai tai, trán, miệng.
  • Đến hiệu thuốc uy tín để được tư vấn và mua thuốc giảm sốt
  • Bổ sung nước nhiều và vitamin từ hoa quả, đặc biệt là vitamin C để cung cấp dưỡng chất, giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng
  • Chế độ ăn uống, vận động hợp lí để duy trì sức khỏe
  • Dùng khăn ấm chườm lên mặt, tay chân, cơ thể giúp giãn mạch ngoại vi, giãn lỗ chân lông, tăng khả năng lưu thông máu, tăng khả năng thải nhiệt của cơ thể. Không nên tắm, lau người bằng nước lạnh và cồn vì có thể kích thích làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể.
  • Thường xuyên quan sát và theo dõi biểu hiện người bệnh.
  • Để cơ thể thoáng mát, không mặc áo ấm, trùm chăn làm cản trở sự thải nhiệt ra bên ngoài.

Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc giảm đau hạ sốt tại nhà mà không qua bất kì hướng dẫn, chỉ dẫn nào của bác sĩ, dược sĩ vì một số loại giảm đau – hạ sốt có tác dụng phụ như Aspirin làm xuất huyết tiêu hóa nếu như bệnh nhân đang có dấu hiệu sốt vào thời gian chiều tối là triệu chứng khi sốt xuất huyết thì hậu quả rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện.

Nếu vẫn kéo dài tình trạng trên hoặc kèm theo một số biểu hiện như ho ra máu, khạc đàm mủ, đàm đục, xuất hiện nhiều biểu hiện lạ thì nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để dược chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh ngay khi càng sớm càng tốt và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bị sốt về chiều và đêm thì chú ý những gì?

Một số gia đình thiếu hiểu biết, kiến thức có quan niệm rằng trẻ em bị sốt là chuyện bình thường, vì vậy họ nghĩ không cần chữa trị chỉ cần để nó tự động khỏi – đó hoàn toàn là một sự sai lầm vì rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của bé sau này!

Nếu ngoại trừ khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn, virus thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị sốt khi về chiều chẳng hạn như mọc răng tuy nhiên điều này sẽ hết sau 1 – 2 ngày; phản ứng sau khi tiêm chủng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến; thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể dẫn đến sốt do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu; phụ huynh tắm đêm cho trẻ, mặc quá nhiều quần áo chật; … đều có thể gây ra hiện tượng sốt. Do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng như trên.

 

Vậy nếu chẳng may trẻ đã bị sốt rồi thì làm thế nào để có thể nhận ra?
Đối với trẻ em khi bị sốt, chúng không thể diễn đạt bằng lời nói để cha mẹ có thể nhận ra dễ dàng mà chỉ biết dùng ngôn ngữ cơ thể theo bản năng, vì vậy việc cần làm đầu tiên để nhận biết trẻ có bị sốt về chiều đêm hay không là chú ý quan sát khi thấy có sự thay đổi qua một số biểu hiện: quấy khóc, bỏ bú hoặc bỏ ăn uống, người lơ mơ mệt mỏi, trông nhợt nhạt, nôn ói, thân nhiệt tăng cao, …

Trong những trường hợp đó, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất để tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi kịp thời, đặc biệt là khi kèm theo những dấu chứng như nổi hạt đỏ trên da, mắt đỏ, nôn ói ngoài thức ăn và sữa mẹ còn có một số màu dịch khác hòa lẫn, …

Nếu mắc phải một số lí do bắt buộc khiến bạn chưa thể kịp dưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế thì tại nhà cần làm một số điều sau:

  • Cho bé uống nhiều nước hoặc có thể thay bằng dung dịch Oresol theo liều lượng hướng dẫn
  • Để bé nghỉ ngơi ở nơi rộng rãi, thoáng mát
  • Chườm ấm và tắm nước ấm cho bé
  • Bổ sung vitamin và dinh dưỡng để tăng đề kháng
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Tổng kết

Sốt về chiều là một triệu chứng mơ hồ không đặc hiệu của bất cứ bệnh lí nào, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại gây hậu quả khôn lường nếu không được nhận định sớm và chữa trị kịp thời, do vậy những thông tin mà mình đã cung cấp hi vọng sẽ giúp bạn có một thái độ xử trí tốt và nhận được nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng khi người thân, gia đình hay chính bản thân bạn mắc phải để không dẫn đến điều đáng tiếc nào cả.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 

 



source https://medicalhealth.vn/sot-ve-chieu-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cua-benh/

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bệnh mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẳn ai trong các bạn đọc giả không quá xa lạ với bệnh mạch vành, nhưng đôi khi chỉ nghe đến biết tên những bệnh mạch vành cụ thể ra sao? Bệnh mạch vành là gì? Triệu chứng như thế nào? Ảnh hưởng, gây nguy hiểm tới sức khỏe ra sao? Thì chắc các bạn cũng chưa biết đúng không? Vậy bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và hiểu hơn về bệnh mạch vành, hãy đọc hết nhé!

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng máu ở động mạch vành dẫn đến tim bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa dẫn đến tình trạng tim bị thiếu dưỡng khí.Bệnh còn có cách gọi khác là suy động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim do thiếu máu cục bộ.

Bệnh mạch vành chỉ xuất hiện khi các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở bởi những mảng bám hình thành và tích tụ bên trong thành mạch máu. Khi đó các động mạch trong cơ thể sẽ trở nên hẹp hơn và cứng hơn bởi sự xuất hiện của những mảng bám trên thành mạch này qua thời gian dài. Cholesterol và một số chất khác có thể là những loại chất bám trên thành mạch và đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh mạch vành biến chứng càng nặng hơn, máu sẽ lưu thông kém hơn và khó khăn hơn. Hậu quả của việc này đó là tim sẽ không nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết cho quá trình để duy trì sự sống và dẫn đến những cơn đau thắt ngực và nặng nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim, gây tổn thương vĩnh viễn cho tim.

Bệnh mạch vành là loại bệnh chủ yếu gặp ở các nước phát triển, nhưng đang có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ người dân mắc bệnh mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành khá cao chiếm từ 11% – 36%. Bệnh mạch vành hiện là một gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam và các quốc gia đang phát triển.

Phân loại bệnh mạch vành

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân thành các loại sau:

Bệnh mạch vành tắc nghẽn: là chứng bệnh phổ biến kể trên

Bệnh mạch vành không tắc nghẽn: do mạch vành co thắt không đúng cách hay bị cơ tim chèn ép quá mức dẫn đến máu không lưu thông.

– Bóc tách động mạch vành tự phát hay bị nứt động mạch: bệnh này dẫn tới việc máu chảy đến tim chậm gây nhồi máu cơ tim hay nặng có thể gây tử vong tại chỗ.

Ai là người dễ mắc bệnh mạch vành (nguyên nhân)?

Nguồn gốc của bệnh mạch vành là do sự tích tụ cholesterol trong máu, gây tổn thương đến các tế bào ở thành mạch máu, lâu dần sẽ hình thành những chất kết dính ở thành mạch gây ách tắc cản trở máu lưu thông hay còn gọi là xơ vữa động mạch.

Nếu không được chữa trị các mảng xơ vữa liên tục phát triển và dày lên theo thời gian, chúng có thể bỗng vỡ ra bất cứ lúc nào và tiếp tục làm tổn thương đến các động mạch. Ngoài ra, mảng nứt vỡ còn lớn dần thành các cục máu đông gây cản trở dòng máu. Đến khi đạt được kích thước lý tưởng, nó sẽ làm ách tắc hết mạch vành và nặng nhất sẽ gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Ai cũng có thể mắc loại bệnh này nếu không có lối sống lành mạnh cũng chế độ ăn uống sạch sẽ khoa học. Tuy nhiên, những người có tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn những những người khác đó là: những người hay hút thuốc lá, người tuổi tác lớn, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, gia đình có người đã từng mắc bệnh mạch vành, người mắc bệnh tăng huyết áp, người béo phì cholesterol trong máu cao, người ít vận động ít vận động, người hay bị stress có cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, người bị đái tháo đường type 2,…

Triệu chứng bệnh mạch vành có biểu hiện cụ thể như thế nào?

trieu-chung-benh-mach-vanh
                                                           Triệu chứng bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu triệu chứng sẽ chưa rõ ràng, khi bị nặng hơn thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, stress, rối loạn lo âu. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành:

– Đau thắt ngực (triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành): cảm giác bị tức ở ngực như bóp chặt hoặc đè nặng, hoặc cảm giác nhói như bị kim châm, có lúc là cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay có cảm giác bị hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây ra cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.

– Đôi lúc bệnh nhân luôn cảm thấy hồi hộp, hụt hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực kèm theo đó là những triệu chứng như chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực…)

– Đau lan tỏa xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi đọc từ cánh tay xuống cẳng tay…

– Đau bên sườn phải là do máu bị ứ tắc ở vùng gan.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, thể trạng hay tình hình bệnh tật của mỗi người thì lại có những triệu chứng khác nhau, ví dụ như: ở người lớn tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường thì những triệu chứng xảy ra có thể mơ hồ, khó nhận biết (hay được gọi là thiếu máu lên cơ tim im lặng), do đó người bệnh thường chỉ được chẩn đoán ra khi bệnh đã đến giai đoạn nặng như bị suy tim hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim.

Chính vì mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như vậy nên những người mắc bệnh mạch vành nên sống thoải mái, bớt suy nghĩ, căng thẳng, lo âu, tránh xúc động mạnh và những cú sốc nặng nề rất dễ bị đứt mạch máu, đột quỵ và dẫn đến tử vong.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Nó mang đến những biến chứng gì?

Bệnh mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm nếu bệnh nặng thành cấp và mãn tính nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và phương pháp điều trị phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Nhồi máu cơ tim

Khi bệnh trở nặng một động mạch vành mà bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh có thể sẽ bị tử vong ngay lập tức nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy những người mắc bệnh phải hết sức lưu ý đến dấu hiệu bệnh nhồi máu cơ tim sớm như: cảm giác lo lắng, bồn chồn, sau đó là buồn nôn, nôn và buồn đi cầu, tiếp đến là đổ mồ hôi lạnh, mặt tái mét, kèm theo khó thở, choáng váng; và cuối cùng là những cơn đau dữ dội ở ngực và lan ra nửa trên cơ thể.

Rối loạn nhịp tim

Là do tim không nhận đủ oxy, có thể làm rối loạn hoạt động của điện tin dẫn đến tim đập quá chậm hoặc quá nhanh hoặc hỗn loạn. Ở một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể bị đe dọa tính mạng.

Suy tim

Do tim là cơ quan quan trọng làm việc không ngừng nghỉ nên khi bị nghẽn mạch máu cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể giảm khả năng co bóp. Theo thời gian, sự suy yếu này không thể nào hồi phục được và sau cùng dẫn đến suy tim.

Làm sao để điều trị bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất số một trong các bệnh lý tim mạch. Tại Việt Nam, bệnh mạch vành ngày càng gia tăng và trẻ hóa, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cộng đồng. Để đề phòng rủi ro, nguy hiểm thì khi phát hiện mình có những triệu chứng bệnh như trên người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiện nay, ở Việt Nam để điều trị bệnh mạch vành sử dụng phổ biến 3 phương pháp sau:

Phương pháp đầu tiên là phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Phương pháp này giúp điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để trì hoãn sự phát triển nặng thêm của bệnh: điều trị rối loạn lipid máu, điều trị tăng huyết áp, điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, muốn cải thiện bệnh người bệnh phải bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng để đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống lành mạnh…

Phương pháp thứ hai là sử dụng các loại thuốc giãn mạch để điều trị chống cơn đau thắt ngực.

Phương pháp này chỉ là sử dụng thuốc làm giảm những cơn đau và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không phải là một phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh chỉ là hỗ trợ giúp giảm bớt triệu chứng bệnh.

Phương pháp thứ ba là điều trị phẫu thuật động mạch vành.

phau-thuat-benh-mach-vanh
                                                          Phẫu thuật bệnh mạch vành

Phương pháp này được cho là phương pháp cuối dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương quá nhiều, tổn thương kéo dài, sử dụng thuốc cũng không còn hiệu quả thì phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những cục máu đông hay mảng xơ vữa thành mạch gây tắc nghẽn.

Tuy nhiên, phương pháp này cần phải được thực hiện khi có sự chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện lớn, uy tín. Tóm lại, dù bạn có điều trị bằng bất cứ phương pháp nào cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh chủ quan, lạm dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến bệnh tình, sức khỏe cũng như tính mạng của bạn.

Bệnh mạch vành nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành

benh-mach-vanh-nen-an-gi
Bệnh mạch vành nên ăn gì

Thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nhưng không được chứa quá nhiều chất béo có hại. Trong đó phải có những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, các loại rau củ quả nhiều màu sắc giúp bổ xung các vitamin, dưỡng chất đặc biệt là ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa và ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả.

Bổ xung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại hạt để tăng cường dưỡng chất đầy đủ và có lợi cho bệnh tình.

Cách chế biến thực phẩm cũng là điều cần quan tâm khi chăm sóc bệnh nhân bị bệnh mạch vành, nếu chế biến không đúng cách cũng có thể biến thực phẩm đang có lợi thành gây hại cho sức khỏe cũng như bệnh tình của bệnh nhân. Vì thế, chế biến cũng đóng vai trò quan trọng, nên tham khảo bác sĩ, hạn chế sử dụng những loại mỡ động vật, hay những loại dầu ăn không rõ nguồn gốc. Người bệnh nên ăn thanh đạm, ăn chín uống sôi tránh ăn đồ ăn tái hay tươi sống.

Thêm nữa là người bị bệnh mạch vành nên tránh ăn nhiều những loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như: thịt chó, thịt bò, các loại đạm cao,…

Cuối cùng thì chúng ta vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để luôn có một sức khỏe tốt nha!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia. 



source https://medicalhealth.vn/benh-mach-vanh/