Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Sốt siêu vi và những triệu chứng thường gặp

Sốt siêu vi là một loại bệnh sốt do nhiễm virus khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, bệnh này khá phổ biến ở người già và trẻ em khi hệ miễn dịch còn kém hoặc đã bị yếu. Khi bạn bị nhiễm virus cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như bị đau cơ thể, đau đầu, da nổi mề đay. Nhưng không đáng lo ngại, vì hiện nay y học phát triển việc điều trị sốt siêu vi cũng trở nên dễ dàng hơn, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh hãy theo dõi bài viết đê có những thông tin về căn bệnh này, giúp bạn kịp thời chữa trị nhé.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sốt siêu vi thực chất là gì?

Sốt siêu vi là gì?

Tổng quan bệnh sốt siêu vi

Sốt siêu vi là thuật ngữ để chỉ bệnh do mà nguyên nhân chủ yếu là do virus. Sốt siêu vi không giống như những loại sốt thông thường khi nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn thì chỉ cần dùng kháng sinh là sẽ khỏi, nhưng đối với sốt siêu vi thì không.

Sốt siêu vi là bệnh cúm theo mùa, tuy nhiên ngoài ra trẻ em vẫn dễ mắc các bệnh này nhưng ở trường hợp nhẹ. Sốt siêu vi bệnh phát triển trong vòng 7-10 ngày và sẽ nhanh chóng đỡ nếu được điều trị tốt và chăm sóc tốt nhưng người bệnh không thể chủ quan vì có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Những trường hợp nào thường mắc phải sốt siêu vi?

Sốt siêu vi thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em và ở người lớn tuổi hay những người có tình trạng miễn dịch kém. Sốt là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn chứ không phải là bệnh ở hợp này là nhiễm virus. Virus có thể xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể như: ruột, phổi, hệ hô hấp…  và gây bệnh ở đó. Sốt sẽ xuất hiện khi nhiễm trùng tại các vết thương ngoài da. Sốt cao thường là một dấu hiệu khi hệ thống miễn dịch của cơ thể, đang hoạt động để chống lại các virus xâm nhập và tiêu diệt chúng.

Các triệu chứng sốt siêu vi thường gặp

trieu-chung-sot-sieu-vi

Vì những triệu chứng của sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh sốt thông thường và nghiêm trọng khác nên chúng ta cần hiểu rõ về các triệu chứng có thể phân biệt giữa bệnh sốt siêu vi, sốt rét, sốt xuất huyết hay một số bệnh khác. Dấu hiệu quan trọng nhất đối với bệnh sốt siêu vi mà chúng ta cần lưu ý là sốt rất cao và kèm theo một số triệu chứng như:

  • Sốt xảy ra vào một khoảng thời gian đều đặn như vào buổi chiều, buổi tối hay đêm
  • Sốt đi kèm với bị cảm giác lạnh khắp toàn thân
  • Sốt cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C liên tục hay ngắt quãng) nhưng dùng thuốc cũng không thể hạ sốt.
  • Sốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm

Một số dấu hiệu sốt siêu vi khác là: đau nhức mỗi nghiêm trọng quanh khớp, nôn mửa, sưng mặt và phát ban, xuất huyết dưới da.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người mà không phải ai cũng mắc những tật triệu chứng trên, nhưng sẽ chắc chắn sẽ mắc một số trong các triệu chứng trên. Trong giai  đoạn chớm bệnh sốt siêu vi, biểu hiện bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên cần lưu ý khi trẻ em có dấu hiệu sốt. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Sốt siêu vi có lây không?

sot-sieu-vi-co-lay-khong

Sốt virus có lây không? Là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, và tiện đây chúng tôi cũng trả lời luôn là có vì đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và sẽ lây từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp. Khi một người bệnh ho, hắt xì, ngáp hoặc thậm chí nói chuyện, nước bọt có chứa vi khuẩn và virus vô tình tiếp xúc với bạn thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm sốt siêu vi. Một khi phơi nhiễm, sẽ ủ bệnh từ 16–48 giờ để phát bệnh hoàn toàn.

Một trường hợp khác khi bạn tiếp xúc với những vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, nút thang máy, vịn cầu thang hay khu vui chơi trẻ em thì bạn cũng có thể bị lây vì những vật đó co s thể chứa virus gây bệnh trong cộng đồng.

Ngoài ra, một số ít virus có thể lây truyền qua đường máu khi tiêm chích chung kim tiêm hay truyền máu, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua đường tình dục.

Sốt siêu vi ở trẻ?

Các triệu chứng sốt siêu vi thường không rõ ràng tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý một số triệu chứng dưới đây để kịp thời nhận ra và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất tránh để lại biến chứng nặng.

Dấu hiệu đầu tiên là sốt cao: là dấu hiệu đặc trưng nhất và sớm nhất, thường là từ 38 -39°C, thậm chí có lúc lên đến 40-41°C . Sốt cao rất nguy hiểm có thể bị co giật và đứt mạch máu não.

” Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ cơ thể bằng : Nhiệt kế điện tử

Dấu hiệu thứ hai là đau đầu: đây cũng là dấu hiệu thường gặp của bệnh sốt siêu vi, do lưu lượng máu lên não tăng lên và khiến mạch máu căng ra. Biểu hiện ở việc nhức đầu, chóng mặt, choáng váng và có lúc không tỉnh táo hoặc tỉnh táo.

Dấu hiệu thứ ba là viêm đường hô hấp: Viêm họng, sưng tấy cổ họng, ngạt mũi, khó thở, hắt hơi và ho,…

Dấu hiệu thứ tư là viêm kết mạc mắt: mắt sưng đỏ, có gỉ nhiều mắt, chảy nước mắt, mắt mờ có thể lờ đờ.

Dấu hiệu thứ năm nôn: có thể bị nôn mửa, nôn thì thường là sau khi ăn.

Dấu hiệu thứ sáu bị nổi mẩn, phát ban: xuất hiện mẩn, mề đay sau 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban đỏ thì sốt cũng giảm dần.

Dấu hiệu thứ bảy là trẻ sẽ bị đau nhức cơ bắp: cơ thể bé bị mệt mỏi, đau nhức vì vậy trẻ nhỏ sẽ thường xuyên quấy khóc.

Dấu hiệu thứ tám là trẻ bị trẻ rối loạn tiêu hóa: bé sẽ bị tiêu chảy nặng hoặc nhẹ, phân có máu hoặc chất nhầy và trẻ sẽ thường bỏ ăn.

Dấu hiệu thứ chín là bị viêm hạch: nổi hạch ở cổ, mặt và đầu thường sưng to, đau và có thể sờ thấy rõ được.

Dấu hiệu thứ mười co giật: thường hay gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi.

sot-sieu-vi-o-tre-em

Bị sốt siêu vi nên ăn gì?

  1. Tăng cường uống nhiều nước

Khi bị sốt siêu vi nhiệt độ cơ thể của người bệnh tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng bị mất nước và các chất điện giải thông qua hoạt động toát mồ hôi cộng thêm người bệnh bị tiêu chảy. Vì thế việc bổ sung nước cho bệnh nhân là đều rất cần thiết. Có thể sử dụng nước oresol cho bệnh nhân uống vì nước oresol có tác dụng bù nước và cân bằng điện giải.

  1. Ăn thức ăn lỏng cháo, súp

 

sot-sieu-vi-an-gi

Sốt siêu vi thường đi kèm với các triệu chứng như viêm đường hô hấp cộng với rối loạn tiêu hóa. Nên các thức ăn cứng và khó tiêu sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đầy bụng. Chính vì vậy mà người bệnh nên ăn cháo loãng hoặc súp để dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Các loại cháo súp làm từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò…cần được băm hoặc xay nhỏ sẽ cung cấp cho bệnh nhân nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường thể chất sớm hồi phục sức khỏe.

  1. Uống thêm nước ép hoa quả và sinh tố

Trái cây chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất nên đây sẽ là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên và dồi dào cho cơ thể. Vì thế khi bị sốt siêu vi, người bệnh nên uống thêm nhiều loại nước ép trái cây và sinh tố như: bơ, cà rốt, cam,… để bổ sung vitamin nâng cao chất lượng miễn dịch chống lại bệnh tật tốt hơn.

sot-sieu-vi-nen-an-gi

  1. Ăn thêm nhiều rau xanh

Một số loại rau như mồng tơi, rau muống, rau cải…được nghiên cứu chứng minh là có khả năng hạ nhiệt cho người bệnh khi bị sốt. Do vậy, khi bị sốt siêu vi các bạn cũng đừng quên bổ sung các loại rau này vào thực đơn hàng ngày để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh nhé.

  1. Ăn thêm sữa chua

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn có lợi tốt cho đường ruột giúp kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Vì thế, mỗi ngày bên cạnh các bữa ăn chính các bạn cũng có thể bổ sung thêm 1 cốc sữa chua để giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

  1. Các loại thực phẩm cần tránh khi bị sốt siêu vi

Khi bị sốt siêu vi lưu ý đặc biệt không được uống nước lạnh vì sẽ không làm giảm nhiệt mà còn làm tăng cao hơn, khi cơ thể đang nóng mà uống nước lạnh các mạch máu co giãn đột ngột sẽ dẫn đến nguy cơ bị đứt ảnh hưởng đến tính mạng. Uống nước đá lạnh còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa làm cho bệnh tình càng thêm nặng hơn. Cũng không nên uống trà hay các chất kích thích vì chứa chất tanin sẽ làm tăng huyết áp và làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

Bệnh nhân cũng không nên ăn trứng vì chứa nhiều protein sẽ bị khó tiêu, đầy bụng ngoài ra trứng còn có khả năng sinh nhiệt lớn khiến cho cơ thể không tản được nhiệt mà còn sốt cao và lâu khỏi hơn. Tiếp theo chính là mật ong và các gia vị cay nóng như gừng, tỏi, hành cũng không nên ăn vì những đồ ăn này có tính nóng và sẽ tăng nhiệt cho cơ thể. Bệnh nhân cũng không nên ăn các loại đậu, đỗ vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hạ sốt.

  1. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt siêu vi

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý thì khi chăm sóc bệnh nhân bị sốt siêu vi gia đình cũng cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất là khi bị sốt cao cần phải tìm cách hạ sốt cho bệnh nhân kịp thời tránh xảy ra tình trạng co giật đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vì sốt siêu vi thường có nhiệt độ rất cao từ 39 – 41 độ C. Nếu nhiệt độ như này nếu không nhanh chóng có biện pháp hạ sốt sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ của người bệnh.

Thứ hai tuy sốt cao nhưng cũng không được dùng thuốc quá liều mà phải sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Nên dùng các loại thuốc hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol sẽ giúp hạ sốt nhanh và an toàn hơn. Tổng liều lượng tối đa không quá 60 mg/kg/1 ngày, uống cách nhau từ 4 – 6 giờ, tùy vào tình trạng người bệnh và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thứ ba đối với trẻ em nếu bị sốt siêu vi, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Vì trẻ còn quá nhỏ không thể nhận biết được là mình đang bị sốt. Do đó, trong gian trẻ bị sốt cha mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể con. Để theo dõi kịp thời nhiệt độ cơ thể cho bé để có phương pháp điều trị kịp thời tránh gây ra biến chứng sau này.

Trên đây là những kiến thức cơ bản để bạn đọc có cái nhìn toàn diện và có thể nhận biết các triệu chứng bệnh sốt siêu vi và để chữa trị kịp thời.

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.

 



source https://medicalhealth.vn/sot-sieu-vi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét