Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN BỆNH

Vàng da ở trẻ sơ sinh là trường hợp phổ biến báo hiệu những sự thay đổi sinh lí và cả vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe mà nhiều phụ huynh cần nên biết!

Trước khi tìm hiểu về vàng da ở trẻ sơ sinh một cách chi tiết, chúng ta cần phải hiểu biết thế nào vàng da và cơ chế gây vàng da ra sao.

Vàng da hay còn gọi là “JAUNDICE” là một hiện tượng gây vàng ở những vùng trên cơ thể tùy thuộc vào nguyên nhân sâu xa mà mắt thường có thể nhìn thấy được, nhưng nguyên nhân trực tiếp khiến hiện tượng và da xuất hiện là do tăng lượng Bilirubin tự do (một thành phần trong mật có màu vàng) hơn ngưỡng cho phép trong máu. Có 2 loại vàng da ở trẻ thường gặp là vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí, ở người lớn còn thường xuất hiện vàng da do tiêu thụ quá nhiều Beta – caroten (tiền chất Vitamin A) trong một số thực phẩm có màu đỏ, vàng hoặc cam như dưa hấu, cà rốt, cà chua, … tuy nhiên loại vàng da này sẽ không gây vàng ở mắt và dưới lưỡi.

Để giải thích những vấn đề này, chúng ta cần hiểu về cơ chế chuyển hóa như sau:

Hồng cầu trong cơ thể có chu kì sống từ 100 – 120 ngày thì sẽ bị chết đi, hoặc do một số nguyên nhân nào đó nó sẽ bị biến đổi hình dạng như bệnh hồng cầu hình liềm – sẽ bị đại thực bào trong lách đóng vai trò nhận dạng và “ăn” chúng. Lúc này những tế bào hồng cầu (Hemoglobin) sẽ được phân cắt thành Heme và Globin. Globin sẽ phân hủy thành các amino acid trong khi Heme lại chia nhỏ thành Sắt () và Protopophyrin, Protopophyrin sẽ chuyển đổi thành Bilirubin tự do hay còn gọi là Bilirubin gián tiếp hoặc Bilirubin không liên hợp – không tan trong nước, tan trong chất béo.

Albumin trong máu sẽ đóng vai trò vận chuyển bilirubin tự do và đưa nó đến gan, tại gan nó được kết hợp với Axit Glucoronic nhờ vào enzyme UGT (Uridine Glucoronyl Transferase) để biến thành dạng Bilirubin trực tiếp hay còn gọi là Bilirubin liên hợp tan được trong nước mà không còn tan được trong chất béo và dung môi hữu cơ. Nó sẽ di chuyển trong ống dẫn mật đi vào các tiểu quản mật và dự trữ trong túi mật.

Khi bạn ăn một thức ăn gì đó, mật trong túi mật có chứa thành phần bilirubin liên hợp sẽ tiết ra, di chuyển trong ống mật chủ để đến tá tràng. Lúc này Bilirubin liên hợp sẽ chuyển thành Urobilinogen, một lượng Urobilinogen được khử thành Stercobilin (màu nâu của phân) và ra ngoài khi đại tiện. Một số Urobilinogen còn lại được tái hấp thu vào máu, tự oxy hóa thành urobilin, hầu hết số đó đi đến gan và một số đến thận và được bài tiết thành màu vàng của nước tiểu.

Vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

vang-da-so-sinh-benh-ly
Vàng da bệnh lýở trẻ sơ sinh

Theo mô tả chuyển hóa của bilirubin, nếu có một trong những nguyên nhân nào gây bít tắc đường đi của nó, thì lượng bilirubin trong cơ thể bắt đầu tích lũy và tăng dần lên vượt mức cho phép gây ra hiện tượng vàng da được gọi là vàng da bệnh lí hoặc số lượng hồng cầu trước khi được chuyển hỏa bị chết nhiều cũng dẫn đến bệnh lí.

Chẳng hạn như: bất đồng nhóm máu giữa mẹ, con khi mang thai; bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh do thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, …), bị vi rút nhiễm bào thai, xuất huyết dưới da hay đi chậm phân su. Hoặc một số bệnh lí về cơ quan như trẻ bị gan bẩm sinh (teo, giãn đường mật), u bẩm sinh đường mật, tá tràng, ….

Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ sau khi sinh:

  • Toàn thân đều vàng, lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc mắt, … đậm hơn bình thường
  • Sốt, co giật, bỏ bú, ngủ li bì, …
  • Lượng bilirubin trong máu tăng vượt ngưỡng thường.
  • Phân bạc màu, nước tiểu vàng
  • Sờ thấy gan, lách to

Khi phát hiện và theo dõi nếu sau 10 ngày mà hiện tượng vàng da vẫn không khỏi hoặc kèm theo những triệu chứng cấp hơn thì hãy mau chóng đưa bé đi đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu để quá lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ, chẳng hạn như não bị tổn thương và khó có thể phục hồi được.

Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh

vang-da-sinh-ly-o-tre-so-sinh
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trong chuyển hóa của trẻ sơ sinh, do hồng cầu có thời gian sống ngắn ngày (chỉ khoảng 30 ngày) là đã chết làm tăng nhiều lượng Bilirubin trong cơ thể đặc biệt là bilirubin tự do do lúc đó chức năng gan của trẻ em còn hoạt động yếu, dẫn đến enzyme UGT tiết ra để chuyển hóa thành Bilirubin liên hợp kém do đó bilirubin tự do một lần nữa tăng lên, mà nó lại không tan trong nước (dung môi của máu là nước) làm xuất hiện hiện tượng vàng da chính do màu vàng của bilirubin tự do được gọi là vàng da sinh lí.

Ngoài ra còn có một số vấn đề gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Albumin máu giảm khi trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, … làm cho sự gắn kết albumin và bilirubin bị ảnh hưởng từ đó bilirubin tự do trong máu tăng lên. Quá trình đã diễn ra trước đo trong bụng mẹ sẽ xuất hiện vàng da khi trẻ được sinh ra.
  • Tình trạng thiếu oxy, rối loạn toan kiềm: điều này có thể xảy ra khi bé bị tổn thương tế bào gan, ảnh hưởng tới việc tăng tổng hợp enzyme UGT gây ức chế chuyển hóa thành bilirubin liên hợp.
  • Một số thuốc có ái lực với albumin hoặc bilirubin khi uống vào sẽ tăng khả năng gắn kết, xảy ra hiện tượng như “tranh giành” gắn kết giữa thuốc với bilirubin để “sở hữu” albumin hoặc ngược lại.

Vậy những dấu hiệu nào để phân biệt với vàng da bệnh lí?

Có lẽ nhiều người cũng đang rất thắc mắc, rõ ràng nếu đều là vàng da thì các mẹ sẽ dựa vào đâu để biết đó là vàng da bình thường không nguy hiểm. Xin phép được trả lời là dựa vào những dấu hiệu của vàng da sinh lí:

  • Vàng da xuất hiện sau 3 ngày từ khi đẻ
  • Xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó tăng đến ngực và bụng
  • Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường
  • Phân vẫn có màu vàng
  • Có dấu hiệu giảm vàng tự động mà không cần can thiệp sau 1 – 2 tuần tùy vào đối tượng sinh non hay sinh thường.

Bên cạnh đó các mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ để quan sát màu da, trong trường hợp bé có màu da gần tương màu với vàng khó quan sát thì có một mẹo đó là dùng tay ấn lên da trẻ giữ khoảng 5 – 10 giây, sau khi nhấc lên nếu da ở vùng bị ấn có màu trắng nghĩa là trẻ không bị vàng da, còn nếu có màu vàng thì ngược lại. Nếu bé có da đen, xám thì có thể thử kiể tra màu sắc trong niêm mạc mắt hoặc nưới lợi của bé nhé!

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện bình thường và sẽ biến mất khoảng trong vòng 1 tuần khi trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần với trẻ bị sinh non. Trẻ sơ sinh vàng da chỉ ở mức độ khá nhẹ, không có kèm theo bất kì triệu chứng nào bất thường khác cả, tập trung chủ yếu ở các vùng mặt, cổ, ngực, bụng. Phân của trẻ có thể sẽ nhạt màu, nước tiểu vàng hoặc tối hơn so với trẻ sơ sinh bình thường (không màu). Tuy nhiên với vàng da bệnh lí thì như đã nói sẽ có thể kéo dài hơn 10 ngày cộng thêm thời gian điều trị hết nhanh hay muộn là phụ thuộc vào phụ huynh đưa con đến cơ sở y tế sớm hay chậm. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật đo nồng độ Bilirubin trong máu qua da bé bằng cách đặt một máy đo ánh sáng ngay trên đầu bé, dựa vào giá trị nhận được thì bác sĩ sẽ xác định rằng liệu bé có đang mắc chứng vàng da hay không, nếu có sự bất thường thì bác sĩ sẽ kịp thời tiến hành xét nghiệm máu và đưa ra phác đồ điều trị.

Ngay lúc này tình trạng sức khỏe của bé không được tốt, thì việc người mẹ ăn uống điều độ, duy trì dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho con mình cũng được hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết qua việc bú sữa, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Một số người cho rằng việc đưa trẻ ra tắm nắng sẽ giúp nhanh khỏi bệnh vàng da nên tự “điều trị” tại nhà, điều này rất nguy hiểm vì cụ thể trong ánh nắng mặt trời có chưa tia cực tím loại B rất độc cho da, đặc biệt là trẻ nhỏ – da mỏng nên có thể sẽ bị phỏng, nhăn nheo và có nguy cơ ung thư, gây ra nhiều bệnh lí phiền phức. Chính vì điều này mình khuyến khích bạn đọc hãy tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ là con đường tốt nhất giúp bé mau khỏi bệnh.

Trẻ sơ sinh nào thường sẽ dễ mắc bệnh vàng da?

Đối với những bé thuộc đối tượng dưới đây sẽ dễ có nguy cơ mắc phải vàng da hơn những trẻ khác:

  • Sinh thiếu tháng (trước 36 tuần tuổi): độ tuổi này lá gan của bé vẫn còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện
  • Trẻ bị bầm do quá trình sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên là máu bị vỡ, phân hủy thành bilirubin
  • Trẻ dị ứng sữa mẹ do hàm lượng Vitamin A trong sữa mẹ quá cao

TỔNG KẾT

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, tùy theo nguyên nhân gây vàng da mà nhận biết được bé đang trong tình trạng vàng da do sinh lí hay bệnh lí mà biết được mức độ nguy hiểm thế nào. Bài viết này nhằm khuyến khích các bậc cha mẹ hãy quan tâm, chú ý hơn trong thời gian đang phát triển của các bé bằng cách thường xuyên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe cách 3 tháng 1 lần để sớm phát hiện ra những bệnh lí không chỉ liên quan đến vàng da mà còn những loại bệnh khác để kịp thời chữa trị, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh hay thực hiện phương pháp tự điều trị tại nhà rất có khả năng dãn đến hậu quả đáng tiếc. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào đời sống của bản thân mình, hẹn gặp lại bạn vào bài viết lần sau!

 Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Nội dung bài viết được tham khảo từ: https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-bien-chung-khi-tre-so-sinh-bi-vang-da-va-cach-dieu-tri-s195-n17966



source https://medicalhealth.vn/vang-da-o-tre-so-sinh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét