Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Chế độ ăn cho người tiểu đường bạn nên biết

Tiểu đường là một căn bệnh thường gặp ở những người béo phì, lứa tuổi trung niên do nhu cầu cần cung cấp năng lượng của cơ thể dần tăng cao trong tiểu đường tuýp 2, số ít hơn là mắc phải tiểu đường tuýp 1 do nhiều yếu tố khiến tế bào bê ta ở đảo tụy giảm sản xuất insulin như bẩm sinh, có khả năng di truyền, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, … cả hai tuýp đều có điểm chung là mất kiếm soát lượng đường trong máu khiến nó tăng cao gây ra các triệu chứng khi mắc bệnh.

Vậy ngoài chế độ điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì dinh dưỡng được xem là “liều thuốc tại nhà” góp phần hạn chế tích cực vấn đề này. Bài viết này sẽ cụ thể hóa về chế độ ăn cho người tiểu đường mà ai cũng cần được biết, hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Chế độ ăn cho người tiểu đường là gì?

Chế độ ăn cho người tiểu đường là những vấn đề dinh dưỡng như khẩu phần ăn, những loại thực phẩm, nước uống, hoa quả nên dùng hay không nên dùng, cơ chế tiêu hóa thức ăn thế nào, … giúp cho người bệnh hạn chế lượng đường đưa thêm vào máu tăng cao. Nếu duy trì và tuân thủ thì sau một thời gian sẽ mang đến cho người bệnh sự cải thiện đáng kể đấy!

Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

  • Những món nên ăn:

+ Tinh bột: Tuy nhiều quan điểm cho rằng không nên đưa tinh bột trong chế độ ăn cho người tiểu đường nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Không phải khi bị tiểu đường thì ta cắt bỏ nó đi, vẫn phải ăn vì tinh bột là chất quan trọng nhất nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Vì vậy nên ăn nhưng duy trì ở mức độ cho phép, không ăn quá nhiều. Có thể thay cơm thỉnh thoảng bằng khoai lang, khoai mì, ngũ cốc cho người ăn kiêng, …

+ Chất béo không bão hòa: nó được ưu tiên trong khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

+ Rau xanh: Người mắc bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn rau xanh giúp bổ sung nhiều vitamin, chất xơ trong cơ thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.

+ Trái cây: nên ăn những loại trái cây có lượng GI thấp như cam, bưởi, táo, lê, … giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường chống lão hóa và các biến chứng về tim mạch của đái tháo đường nha!

  • Những món nên kiêng:

+ Nên hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến hoặc các loại củ đem nướng vì nó có chứa một lượng lớn đường làm tăng đường huyết.

+ Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa như dầu ăn động vật, mỡ, … có chứa nhiều cholesterol làm gia tăng nguy cơ tăng bệnh tim mạch.

+ Hạn chế sử dụng nước ngọt, bánh, kẹo, sữa có đường, … bạn có thể thay thế bằng những loại dành cho người ăn kiêng như sữa không đường.

+ Trong những hoa quả, mứt sấy chứa một lượng đường rất cao tất nhiên không hề tốt cho sức khỏe người bệnh

Các câu hỏi bệnh nhân tiểu đường hay hỏi?

Tiểu đường có ăn được khoai lang không?

tieu-duong-co-an-duoc-khoai-lang
tiểu đường có ăn được khoai lang không

Trong khoai lang có chứa các thành phần dinh dưỡng ví dụ như Vitamin A (dạng Beta carotene), chất xơ, đạm, canxi, magie, kẽm, … Nhưng lượng calo bên trong nó thấp, do đó khoai lang có khả năng để cân bằng lại hàm lượng insulin trong cơ thể. Tuy nhiên cần được ăn ở một chế độ vừa phải, vì ngoài những thành phần kể trên thì khoai lang là một thực phẩm giàu tinh bột, nếu ăn quá nhiều đồng nghĩa là đang cung cấp một lượng lớn Carbohydrate gây tăng đường huyết.

Khi ăn khoai lang thì nên tuân thủ theo các nguyên tắc để đảm bảo chế độ ăn cho người tiểu đường:

  • Ăn có chế độ để không làm tăng đường huyết sau khi ăn và cũng không được bỏ (nếu bỏ phải thay thế lại một thực phẩm cung cấp tinh bột khác) vì điều này gây hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
  • Duy trì được cân nặng lí tưởng của người bệnh
  • Vẫn hoạt động, tập thể lực bình thường hằng ngày
  • Kết hợp và chế biến sao cho đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột và vitamin trong một bữa ăn.

Tiểu đường có được ăn chuối không?

tieu-duong-co-an-duoc-chuoi-khong
tiểu đường có được ăn chuối không

Trong chế độ ăn cho người tiểu đường, chuối hay nhóm hoa quả, trái cây nói chung đều là những thức ăn cung cấp giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, carbohydrates cho cơ thể, tuy nhiên carbohydrates trong chuối và hoa quả không giống như trong một số loại đường thường dùng kèm theo những tích cực khác nên chuối vẫn được xem là thực phẩm nên ăn để tránh gây ra những biến chứng từ đái tháo đường.

Một bí mật là hàm lượng đường trong chuối xanh thấp hơn chuối vàng (chín) nên khi ăn chuối chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh và cao hơn.

Vậy nên vẫn có thể dùng chuối để đưa vào khẩu phần ăn, tuy nhiên hãy lưu ý một số điều sau:

  • Cần xem xét về độ to, nhỏ của quả chuối để làm giảm lượng đường khi ăn
  • Lựa chọn quả chuối chắc, gần chín: điều này tiện lợi giúp giảm lượng đường khi đưa vào máu mà vẫn cung cấp được các chất cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn vào thời điểm phù hợp trong ngày: chia đều thời gian ăn, không nên tập trung ăn một lúc thật nhiều làm quá tải lượng đường đưa vào cơ thể một lúc, gây sự không ổn định. Không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ vì khi đó các tế bào đã dần mệt, sức làm việc giảm xuống và từ đó làm tăng lượng đường trong máu.

Tiểu đường có uống nước dừa được không?

tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-nuoc-dua-khong
tiểu đường uống nước dừa được không

Nước dừa là thức uống giải mát, thanh nhiệt được mọi người ưa chuộng với thành phần dinh dưỡng trong 100g sẽ có 3 – 4g là đường bột, khoảng ít hơn 0,5g chất béo, 0,5 – 1g protein và muối khoáng, kali, canxi, chloride, …do đó chế độ ăn cho người tiểu đường có nước dừa vẫn không có gì đáng lo ngại vì chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu khi uống vào. Tuy nhiên cần nên dùng với một liều lượng nhất định và tránh lạm dụng gây nhiều hậu quả vì mọi thứ đều là “con dao hai lưỡi”.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người thắc mắc những thực phẩm, nước uống có chứa lượng đường cao có khiến người bình thường trở nên mắc bệnh tiểu đường không, chẳng hạn:

Ăn đồ ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Nhiều người nghĩ rằng ăn đồ ngọt sẽ làm mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên vấn đề là đồ ngọt không có tội tình gì cả, chỉ là do chúng ta ăn quá nhiều liều lượng làm dẫn đến có nguy cơ gây mắc bệnh tiểu đường. Vì sao ư?

Lí do là trên thực tế, việc ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến tiểu đường không hề sai, nó chính là “kẻ thù gián tiếp” gây bệnh. Khi bạn ăn đồ ngọt với tần suất thường xuyên và số lượng lớn, nếu không thường xuyên vận động sẽ khiến lượng đường cần cung cấp trong một ngày của cơ thể tăng vượt quá mức bình thường, không tiêu thụ hết thì sẽ chuyển thành dạng chất béo dự trữ trong cơ thể. Một khi đã không có kế hoạch và chế độ để cải thiện mà vẫn giữ thói quen cũ sẽ khiến họ dễ bị béo phì, mà béo phì lại là một trong những người có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 do khi đó nhu cầu cơ thể tăng cao, mau đói, càng đói thì càng ăn nhiều, ăn nhiều thì insulin tiết ra để vận chuyển lượng đường vào tế bào phát tăng lên, một thời gian dài sẽ dẫn đến suy yếu dần là chuyện dĩ nhiên. Nếu với người đã mắc bệnh thì lời khuyên dành cho họ là nên giảm lượng đồ ăn ngọt như bánh, nước ngọt, kẹo, … trong chế độ ăn cho người tiểu đường.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường?

Cũng giống như nguyên nhân vừa kể trên, nếu bạn đọc ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng với những loại trái cây hay rau quả ngọt thì thực tế vẫn đường nhiều nhà khoa học khuyên dùng vì lượng đường trong trái cây là rất thấp và được hệ tiêu hóa hấp thu chậm hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mỗi ngày ăn ít nhất 1 loại trái cây có thể giảm nguy cơ tiểu đường từ 7 – 10% so với khi bạn không ăn trái cây, theo Boldsky.

Uống mật ong có bị tiểu đường không?

uong-mat-ong-co-i-tieu-duong
uống mật ong có bị tiểu đường không

Mật ong là một “món quà” đến từ thiên nhiên dùng để giúp chúng ta chữa trị một số bệnh thông thường như đau họng, đến làm đẹp nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn, … Tuy nhiên bên trong nó có 30% là hàm lượng Glucose và 40% là Fructose, nếu sử dụng một cách quá lạm dụng thì dĩ nhiên bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vì đường Fructose dễ phân hủy đi vào máu còn nhiều hơn những loại đường khác đấy nhé! Đối với người trưởng thành thì chỉ cần dùng 1 – 2 thìa khoảng 5ml mật ong mỗi ngày là đủ.

Còn trong chế độ ăn cho người tiểu đường lại càng không nên lạm dụng quá vào mật ong vì bản thân họ vốn dĩ đã là người nhạy cảm với những đồ ăn, thức uống hàm lượng đường cao, dễ hấp thu. Nên dùng cùng liều lượng như trên hoặc ít hơn là được rồi.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

uong-nuoc-mia-nhieu-co-bi-tieu-duong
uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không

Theo một chuyên gia dinh dưỡng người nước ngoài cho biết “Nước mía ép có công dụng như một thức uống cung cấp năng lượng tức thời vì hàm lượng có trong nó. Do vậy một người mắc bệnh tiểu đường cần nên thận trọng với lượng nước mía họ tiêu thụ”. Nước mía có hàm lượng lớn là đường Saccarozo là một loại đường đôi có bản chất cấu tạo từ 1 đường glucose và 1 đường fructozo phân tử kết hợp cũng sẽ tăng khả năng hấp thụ đường làm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Chỉ cần sử dụng liều lượng ít hoặc thỉnh thoảng dùng thì không gây hại và dẫn đến tiểu đường mà còn nhận thêm nhiều dinh dưỡng khác từ nước ép mía. Vậy nên trong chế độ ăn cho người tiểu đường thì cần giảm lượng tiêu thụ nước mía không quá cao để tránh gây hại cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp không chỉ vitamin, khoáng chất mà còn cả chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn trong ăn uống hằng ngày. Vậy nên ở chế độ ăn cho người tiểu đường thì nên bổ sung nhiều rau xanh để cải thiện sức khỏe:

  • Dưa leo: theo nhiều thông tin cho biết dưa leo chứa hormone cần thiết giúp cho insulin của tuyến tụy được sản xuất, ổn định chỉ số đường huyết và ngừa biến chứng đái tháo đường. Bạn đọc có thể ép thành nước uống, chế biến rau trộn cùng xà lách
  • Bông cải xanh: là loại rau mà nên đưa vào chế độ ăn cho người tiểu đường vì nó rất tốt, có thành phần Sulforaphane, crom kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có nhiều chất chống oxy hóa tố cho hệ tim mạch, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.
  • Măng tây: có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp giữ lượng đường trong máu ở mức độ ổn định đồng thời tăng kích thích sản xuất insulin giúp cơ thể hấp thụ lượng glucose tối đa nhất có thể.
  • Khổ qua: một số nơi gọi là mướp đắng, nó có công dụng trong việc đào thải các độc tố và tăng khả năng chống nhiễm trùng trong cơ thể. Mặt khác còn giảm lượng đường huyết trong bệnh nhân tiểu đường bằng cách giúp tăng hấp thu glucose nhiều hơn. Khổ qua còn được dùng để làm đẹp da, thanh lọc cơ thể nữa đó!

TỔNG KẾT

Lượng Glucose trong máu tăng lên do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất xoay quanh insulin – hormone làm giảm lượng đường trong máu như một chiếc xe chở đường đưa vào tế bào sử dụng. Nếu người bị giảm insulin hoặc một vấn đề gì đó khiến cơ thể không hấp thu đường đều gây tăng nồng độ đường trong máu gây đái tháo đường. Do đó chế độ ăn cho người tiểu đường cần nên được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh những rủi ro gặp phải và biến chứng trong tương lai. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ Wikipedia.



source https://medicalhealth.vn/che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét