Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Phụ Huynh Nên Biết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Bởi việc tắm cho trẻ sơ sinh giúp da được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể một cách hiệu quả, ngoài ra còn rất có lợi cho các cơ quan của hệ hô hấp cũng như hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thể bớt bối rối, đồng thời nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh và xử lý tốt hơn, giúp con yêu cảm thấy thích thú mỗi khi được tắm và được chạm vào nước

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào những khoảng thời gian nào?

Thời gian được cho là thích hợp nhất để tắm cho trẻ sơ sinh là vào những lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp.

Tốt hơn hết là vào khoảng 10 đến 11 giờ sáng hoặc tầm 15 đến 16 giờ

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý không nên tắm cho con quá lâu, đặc biệt đối với trẻ sơn sinh từ dưới ba tháng tuổi, chỉ nên tắm từ 4-5 phút cho mỗi lần tắm.

 Hướng dẫn phụ huynh cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà

huong-dan-cach-tam-cho-tre-so-sinh
Hướng dẫn tắm tại nhà cho trẻ sơ sinh

Việc tắm cho trẻ sơ sinh sẽ làm cho da trẻ được sạch sẽ, kích thích được sự lưu thông máu trong cơ thể và có lợi cho các cơ quan của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và kể cả hệ tiêu hóa của trẻ

Vì thế các bậc phụ huynh hãy tắm cho trẻ thật đúng cách để không gây ra những ảnh hưởng cho trẻ. Hãy tham khảo thêm những bước đơn giản dưới đây để việc tắm cho trẻ sơ sinh được dễ dàng hơn.

Trước khi tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Sữa tăm, dầu gội, nước ấm, 2 thăm tắm và 2 chiếc khăn xô nhỏ, 1 chiếc khăn lớn
  • Quần áo sạch để thay, tăm bông, dầu tràm, nước muối sinh lý, miếng rơ lưỡi, tã giấy, và bao tay, bao chân.

Tiến hành tắm cho bé như sau:

  • Cho bé nằm trên giường, cởi quần áo và tã giấy ra
  • Sau đó nhẹ nhàng bế bé đến vị trí thau tắm
  • Mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thấp. Bế con trên cánh tay trái hoặc phải, đầu của con nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay của mẹ. và đặt phần mông của trẻ lên đùi của mẹ.
  • Mẹ hãy lau sạch mặt và chú ý vệ sinh nhẹ nhàng vùng mắt, sống mũi, hai lỗ tai và cổ của con bằng cách dùng khăn mềm thấm vào nước ấm rồi vắt khăn cho bớt nước và lau nhẹ nhàng cho con
  • Sau khi đã xong bước vệ sinh này, mẹ hãy tiến hành gội đầu cho con bằng cách dùng tay phải nhúng ướt khăn xô rồi xoa lên đầu làm ướt tóc của con và xoa dầu gội và cũng sẽ dùng khăn xô để rửa sạch dầu gội trên đầu con
  • Gội đầu xong thì mình sẽ tắm toàn thân: thả con từ từ vào thau tắm, lưu ý là tay trái vẫn đỡ phần gáy của con. Sau đó làm ướt mình rồi xoa sữa tắm khắp người nhưng tránh chạm vào vùng rốn của con mẹ nhé
  • Tiếp đó hãy chuyến bé vào thau tắm thứ 2 với nước sạch không còn chứa sữa tắm và rửa sơ lại các bộ phận trên cơ thể con một lần nữa
  • Cuối cùng là cho bé ra ngoài, đặt lên khăn lớn khô đã trải sẵn và lau khô cho con

Những điều mẹ cần làm sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Sau khi tắm cho trẻ theo những bước hướng dẫn trên, mẹ hãy quấn trẻ vào khăn rồi thấm khô cho trẻ từ đầu xuống chân và kể cả bộ phận sinh dục
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ bằng cách: nhỏ 1 giọt vào mắt và mũi của bé. Tiếp theo là nhỏ vào mirngj và dùng miếng rơ lưỡi để rơ lưỡi cho bé
  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông để lau khô vành tai của con
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông để vệ sinh xung quanh cuống rốn cho trẻ sơ sinh rồi mặt tã vào sao cho tránh tã cọ sát vào rốn trẻ
  • Cuối cùng là mặc quần áo và xoa chút dầu tràm vào 2 bàn tay của mẹ rồi xoa vào lồng ngực, lòng bàn tay, bàn chân và lưng của con rồi mang bao tay, bao chân cho con là xong
  • Lúc này mẹ có thể ôm con vào lòng để chuyền hơi ấm cơ thể sang cho con, giúp con cảm thấy ấm áp hơn

Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

tam-cho-tre-nho

Việc tắm cho con trẻ sẽ đơn giản, dễ dàng và đúng cách hơn nếu bậc phụ huynh thực hiện đúng như những bước hướng dẫn bên trên và đồng thời thực hiện đúng theo những lưu ý dưới đây khi tắm cho con:

  • Mẹ cần lưu ý thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là trước khi ngủ hoặc sau khi ăn 1 đến 2 tiếng, để tránh khiến trẻ bị trớ hay giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Một điều quan trong trong thời gian tắm cho con mẹ cần lưu ý là thời gian tắm cho con không được kéo dài quá 10 phút
  • Không tắm quá nhiều lần trong ngày cho con kể cả đang là mùa hè.
  • Với mùa đông thì mẹ hãy tắm 4 đến 5 ngày 1 lần và hãy lau sạch người cho bé vào những ngày không tắm để bảo vệ làn da bé luôn được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để có thể tăng thêm phần gắn bó tình cảm cho mẹ và bé, mẹ nên nói chuyện với con nhiều khi tắm.
  • Để tránh cho con cảm thấy lạnh hay bị cảm lạnh, chúng ta cần phải chuẩn bị tất cả những dụng cụ tắm sẵn để sau khi tắm xong có thể mặc vào ngay cho con
  • Ngoài ra mẹ hãy đóng các cửa phòng lại, để tránh gió lạnh, giúp căn phòng trở nên ấm áp hơn và con sẽ không bị cảm lạnh
  • Đối với nước tắm của con: mẹ hãy đảm bảo mực nước tắm trong thau khoảng 7cm
  • Nhiệt độ nước tắm khoảng 32 độ C, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi cho con tắm và đảm bảo nước ở mức vừa phải, không được quá nóng cũng không quá lạnh
  • Mẹ hãy sử dụng đúng loại sữa tắm và dầu gội dùng cho trẻ sơ sinh, nên dùng những loại dịu nhẹ và phù hợp với làn da mỏng manh của con
  • Theo như các bác sĩ thì trẻ sơ sinh sẽ không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ cần tắm từ 2 đến 3 lần mỗi tuần là hợp lý
  • Và miễn là mẹ đảm bảo vệ sinh tốt những vùng như mắt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục cho con hằng ngày
  • Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ nên kết hợp tắm nắng cho con để cơ thể được hấp thụ Vitamin D giúp cho xương được cứng cáp và chắc khỏe.

cach-tam-cho-be-so-sinh

Những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần nên tránh

Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần nên tránh, để không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của con.

Phụ huynh thường tắm quá lâu cho con:  Bố mẹ thường muốn con được sạch sẽ nên hay mắc phải sai lầm này. Tuy nhiên tắm quá lâu sẽ khiến làn da bé bị khô hơn, dễ bong tróc và ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết bả nhờn của con. Vì thế với trẻ sơ sinh thời gian khuyên tắm cho trẻ là trong vòng 5 phút

Tắm thường ngày cho trẻ sơ sinh: Với trẻ sơ sinh thì sẽ ít mồ hôi và tương đối sạch sẽ thế nên bố mẹ không nhất thiết là phải tắm mỗi ngày cho con. Thay vào đó hãy vệ sinh những vùng mắt, mũi, lỗ tai, bộ phận sinh dục hay những khe và nếp gấp của da hằng ngày và vào những ngày thời tiết se lạnh thay vì tắm cho trẻ

Bố mẹ thường làm ướt rốn của bé:  Trong thời gian trẻ chưa rụng rốn, bố mẹ cần phải lưu ý không để nước dính vào cuống rốn của con để tránh bị nhiễm trùng rốn. Hãy vệ sinh thường ngày bằng tăm bông với nước ấm và dung dịch riêng biệt. Và lưu ý thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây ra những tổn thương cho con.

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh thường gội đầu cho trẻ trước tiên: Đây được cho là một trong những thói quen không tốt thường thấy ở nhiều bậc phụ huynh. Bố mẹ nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt, mắt, mũi,…để tạo điều kiện cho não bộ được kịp thời tiếp nhận cũng như thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Và lưu ý là sau khi gội đầu hãy lau khô ngay để tránh nước chả vào tai của con

Tắm cho trẻ với nhiệt độ nước không phù hợp: Sai lầm rất lớn của bố mẹ là hay cảm nhận nhiệt độ nước tắm của con bằng tay khiến nhiệt độ nước tắm cho trẻ không được chính xác. Dễ gây ra bỏng hoặc cảm lạnh cho con trẻ. Vì thế nước tắm cho trẻ không được quá nóng cũng không được quá lạnh mà phải đảm bảo ở mức nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ phù hợp để có thể tắm cho trẻ sơ sinh là từ 35-37 độ C, để đảm bảo tính chính xác thì bố mẹ nên dùng Nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ.

Thường kiêng tắm khi trẻ bị sốt: Khi thấy con bị sốt bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhiều người thường lầm tưởng và hay kiêng tắm cho trẻ khi bị sốt. Tuy nhiên thực tế thì việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt sẽ không gây ran guy hiểm cho trẻ mà còn có khả năng làm giảm nhiệt độ cơ thể và hạ sốt. Tuy nhiên, việc tắm cho bé khi đang bị sốt cần phải đảm bảo những yếu tố sau: Tắm trong phòng kín gió; Pha nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ khoảng 2 độ C. Nếu nước quá lạnh sẽ có thể gây sốc nhiệt cho trẻ. Và nên tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút rồi lau khô và mặc quần áo thông thoáng.

Vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ quá mạnh khi tắm: Bố mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái, bố mẹ không được đưa sát tay vào bên trong bộ phận sinh dục của con để rửa và chỉ được dùng nước thông thường, tuyệt đối không sử dụng xà phòng và các loại dung dịch tẩy rửa khác để vệ sinh cho con. Còn đối với bé trai thì bố mẹ không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật của con.

Nhiều phụ huỵnh không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho con trước khi tắm: Để tránh cho con cảm thấy lạnh hay bị cảm lạnh, chúng ta cần phải chuẩn bị tất cả những dụng cụ tắm sẵn để sau khi tắm xong có thể mặc vào ngay cho con.

Tắm cho trẻ ở những nơi thoáng gió: Cha mẹ phải hết sức cẩn thận và tránh điều này vì khi tắm ở những nơi thoáng gió, con trẻ có thể sẽ bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.

Cho trẻ ăn ngay sau khi tắm: Sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên trong cơ thể sẽ giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể của trẻ đồng thời bị giảm xuống. Lúc này, máu sẽ được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức và làm nhiệt độ trong cơ thể giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Vì thế không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm mà thay vào đó có thể cho con uống một chút nước ấm.

Thời gian tắm cho trẻ quá muộn: Có khá nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc tắm cho trẻ sau 16 giờ chiều ngay cả khi trời lạnh sẽ làm trẻ được sạch sẽ nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.

Việc tránh được những sai lầm nêu trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách tắm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý, chuẩn khoa học và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn, đồng thời bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ được phát triển tốt hơn.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp cho da của trẻ được sạch sẽ mà còn kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể và đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan của hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn máu cũng như hệ tiêu hóa.

Vì thế hy vọng bài viết này của Medicalhealth sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng trong việc tắm cho trẻ sơ sinh. Đồng thời có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn những cách tắm đúng cách cho trẻ và tránh được những sai lầm thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh, rút ra cho mình kinh nghiệm tắm cho trẻ như thể nào cho đúng cách và không gây ảnh hưởng tới con trẻ. Và từ đó tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc con trẻ, giúp con được phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
Bài viết tham khảo ảo một số nội dung tại:  https://www.webmd.com/

 



source https://medicalhealth.vn/cach-tam-cho-tre-so-sinh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét