Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Sử Lý

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một trong những hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Việc bị nấc sẽ không gây ra nhiều nguy hại đến tình hình sức khỏe của trẻ, tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy lo lắng khi chứng kiến con mình gặp phải tình trạng này liên tục.

Do vậy mà việc bố mẹ trang bị thêm cho mình những kiến thức cũng như tìm hiểu được những nguyên nhân gây nấc ở trẻ và đồng thời biết được những cách để phòng ngừa sẽ giúp bố mẹ cảm thấy dễ dàng và yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con cái.

Những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Nấc cụt hay gọi tắt là nấc, hiện tượng này sẽ xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn kèm với việc nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột

Các chuyên gia cho biết việc nấc của trẻ là do một trong những nguyên nhân như sau:

Mẹ cho bé bú quá no:

  • Khi trẻ được bú quá no sẽ làm cho dạ dày to hơn và giãn ra
  • Từ khiến khoang bụng giãn nở một cách đột ngột và làm cho cơ hoành bị co thắt và dẫn đến việc trẻ dễ bị nấc cụt

Do trẻ nuốt quá nhiều không khí vào bụng:

  • Trường hợp trẻ bú bình, sữa ở trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ.
  • Từ đó bé có thể nuốt không khí vào bụng nhiều hơn và làm cho dạ dày to và giãn ra
  • Do đó khi mẹ cho trẻ bú bình quá no sẽ có thể làm trẻ hay bị nấc và dễ nổi cáu hơn

Cũng có thể là do trẻ bị dị ứng với những thành phần trong thức ăn:

  • Có khả năng là do trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong sữa bột hoặc cũng sẽ có những trường hợp trẻ bị dị ứng với cả sữa mẹ do những thành phần có trong thực phẩm mà mẹ sử dụng
  • Đây cũng là một nguyên nhân gây ra viêm thực quản và nấc cụt là một biểu hiện khá phổ biến của bệnh lý này

Có thể trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, đây cũng là nguyên nhân gây nấc cụt:

  • Cơ vòng thực quản dưới của trẻ sơ sinh phát triển chưa được hoàn thiện
  • Do đó sẽ dễ bị trào ngược thức ăn kèm axit trong dạ dày từ đó tác động đến các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoàng và gây ra nấc cụt

Do trẻ bị hen suyễn:

  • Có những trẻ bị mắc bệnh hen suyễn do di truyền hoặc bị dị ứng với các tác nhân khác từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, lông của động vật,… hoặc cũng có thể là do mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp
  • Khi đó các ống phể quản phổi sẽ bị viêm và làm hạn chế khuồng không khí đi vào trong phổi
  • Từ đó khiến bé bị thở khò khè, làm co thắt cơ hoành và gây ra nấc cụt

Nguyên nhân do trẻ bị giảm nhiệt độ cơ thể

  • Một nguyên nhân nữa có thể là do cơ thể trẻ bị giảm nhiệt độ và làm các cơ bị co lại, đồng thời cơ hoàng cũng bị co thắt lại và làm cho trẻ bị nấc cụt
  • Khi thấy bé có tình trạng này, phụ huynh cũng không nên lo lắng quá mà hãy bình tĩnh để tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết hiệu quả cơn nấc cho con theo những chia sẽ bên dưới đây nhé

Mẹ cần làm gì để ngăn chặn cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

sau-khi-bu-xong-cho-be-ngoi-thang
Cho bé ở tư thế ngồi thẳng sau khi ăn

Khi bố mẹ đã nắm rõ những nguyên nhân thường gây ra triệu chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh rồi thì hãy bớt lo lắng và nên nắm vững những lưu ý dưới đây để chăm sóc con dễ dàng hơn nhé.

  • Hãy cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì nhồi nhét trẻ ăn một lần và mẹ cần lưu ý giữ cho trẻ được bú đúng tư thế để sữa có thể chay vào dạ dày một cách dễ dàng
  • Nếu trẻ có thể ngồi thì bạn hãy cho con uống sữa với tư thế ngồi, để thức ăn đi thẳng vào dạ dày và hạn chế tối đa không khí đi kèm thức ăn vào bụng. Tuy nhiên mẹ nên ngồi ở phía sau để đỡ lung của con nhé
  • Việc điều chỉnh núm vú khi cho bé ngậm cũng là một việc làm hết sức cần thiết giúp làm giảm đi lượng không khí có thể đi vào dạ dày, vì thế khi cho con bú mẹ nên đảm bảo rằng miệng con ngậm kín toàn bộ núm vú nhé
  • Mẹ hãy vệ sinh núm vú một cách thường xuyên để loại bỏ đi những bã sữa khô còn sót lại, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ
  • Khác với bú mẹ, việc cho trẻ bú bình lượng sữa bú vào sẽ nhiều hơn, và đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt ở trẻ
  • Khi tắm cho con, phụ huynh lưu ý không nên để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Ngoài ra hãy đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của bé luôn ở mức ổn định, tránh dùng điều hòa, máy quạt quá lớn hay mở quá nhiều cửa sổ cùng lúc,… để có thể giảm nguy cơ bị nhiễm lạnh cho bé

Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh giúp mẹ yên tâm hơn

Dưới đây sẽ là những cách trị chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần nên nắm rõ để phục vụ cho việc chăm sóc con nhỏ được tốt hơn

Hãy cho bé ăn một ít đường:

  • Nếu bé đang ở giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường vào dưới lưỡi của trẻ
  • Nếu bẻ còn quá nhỏ thì hãy cho một ít siro nên núm vú giả hoặc lên đầu ngón tay của mẹ rồi cho bé ngậm, cách làm này có thể ngăn được những cơn nấc của bé
  • Tuy nhiên bố mẹ hãy vệ sinh núm vú giả cũng như tay của mình thật sạch trước khi thực hiện nhé

Hãy Massage lưng cho con khi nấu cụt:

massage-lung-cho-be
Massage lưng cho bé
  • Đây là cách làm ngăn chặn cơn nấc một cách trực tiếp
  • Cho con ngồi thẳng lưng hoặc cho con nằm trên bùng của mình rồi xoa lưng theo hình vòng tròn
  • Hãy massage như vậy một cách nhẹ nhàng để giúp bé căng cơ hoành và ngăn chặn được cơn nấc

Sau khi bú xong mẹ nên cho bé ngồi thẳng:

  • Cho bé gồi thẳng đứng trong khoảng 15 phút sau khi bú và vuốt thật nhẹ lưng để bé ợ hơi và đưa được bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài
  • Việc làm này giúp cho cơ hoàng của bế được thư giãn và giảm hiệu quả việc nấc cụt

Hãy cố gắng chơi với con:

  • Một cách làm khá đơn giản khác là bố mẹ hãy chơi với con, làm cho bé phân tâm bằng những trò chơi vận động nhẹ hoặc trò ú òa với bé,…
  • Để làm giảm đi những cơn co thắt bởi xung thần kinh gây ra cơn nấc cụt của bé
choi-voi-be
Chơi với bé khi bé bị nấc cụt

Những điều phụ huynh tuyệt đối không được làm khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Ngoài những điều bố mẹ nên làm để giảm thiểu cũng như ngăn chặn các cơn nấc cụt cho con thì sau đây là những điều mà tuyệt đối bố mẹ không được làm với con khi con bị nấc

Không được làm cho con giật mình hoặc dọa con: Với người lớn, có thể một tiếng nổ lớn hay một hành động nào đó khiến bạn giật mình có thể giúp bạn ngừng hẳn cơn nấc. Tuy nhiên với con nhỏ, việc làm này rất nguy hại. Nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng nhĩ của con và thậm chí có thể làm tổn thương cả cột sống của con

Không được cho trẻ ăn kẹo chua để trị cơn nấc: Người lớn thường hay dùng kẹo chua để giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã hơn 12 tháng cũng không được áp dụng cách làm này. Hầu hết các loại kẹo chua đều có chứa một lượng axit nhất định và thực sự không tốt tí nào đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần phải lưu ý việc làm này nhé

Không được vỗ vào lưng của bé: Đừng bao giờ vỗ vào lưng bé để làm ngăn chặn cơn nấc cụt. Bởi những dây chằng trong khung xương của con còn quá mềm yếu nên bất cứ tác động nào cũng có thể gây hại cho cơ thể con trẻ

Tuyệt đối không được ấn vào nhãn cầu mắt của trẻ: Tuyệt đối không được ấn vào nhãn cầu mắt của bé dù là ở mức độ nhẹ đến đâu đi nữa. Các cơ mắt của bé vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và bé vẫn chưa thể biết cách điều khiển mắt của mình nên quý phụ huynh phải tuyệt đối không được dùng cách này để trị chứng nấc cụt của con

Không được kéo lưỡi hay xương của bé để trị nấc: Hãy từ bỏ ngay ý định kéo lưỡi hay xương của con để chặn các cơn nấc. Vì ở thời điểm này cơ thể của con còn rất yếu nên với cách làm này sẽ làm nguy hại đến con rất nặng

Dẫu biết nấc là một hiện tượng rất phiền toái và khiến phụ huynh lo lắng và sót cho con. Tuy nhiên đây là một triệu chứng tạm thời và sẽ có nhiều cách khác để ngăn chặn cơn nấc cho bé hoặc phụ huynh có thể đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải quyết một cách khoa học và hiệu quả cho con

Vậy khi nào thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị chứng nấc cụt?

tre-so-sinh-bi-nac-cut
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Dưới đây sẽ là những trường hợp quý phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ chăm sóc con một cách khoa học và tránh tự ý làm những điều gây hại cho con trẻ. Bố mẹ hãy lưu ý những trường hợp sau đây nhé:

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ:

  • Nếu bé có những cơn nấc kinh niên và luôn ợ hơi ra các chất lỏng thì đây có thể sẽ là triệu chững của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bố mẹ có thể dựa vào những triệu chứng như trên kèm theo: cáu kỉnh, còng lưng và hay khóc sau khi ăn vài phút,… để có thể đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ sớm nhé

Trẻ sơ sinh nấc cụt trong khi bú hoặc khi đang ngủ:

  • Trẻ có thể bị nấc một lát nhưng nếu bé bị nấ khi đang bú, đang ngủ hoặc chơi thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đi gặp bác sĩ
  • Nếu bị nấc mạn tính sẽ gây ra rất nhiều cản trở trong những hoạt động thường ngày của trẻ và luôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Trường hợp cơn nấc kéo dài nhiều giờ và nhiều ngày liền:

  • Với những trẻ lớn hơn hay vẫn là trẻ sơ sinh thì đều có thể sẽ bị nấc cụt trong vài phút hoặc cũng có thể bị vài giờ
  • Tuy nhiên nếu thấy những triệu chứng gì bất thường ở trẻ thì phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời

Lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi những lo ngại khi con yêu của mình gặp phải những triệu chứng như vậy, bởi khi người lớn bị nấc hoặc nấc trong nhiều giờ liền còn cảm thấy khó chịu nên khi con trẻ gặp vấn đề về sức khỏe bố mẹ sẽ rất lo lắng

Hy vọng qua bài viết này của Medicalhealth phần nào có thể giúp bố mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu những nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa triệu chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh và giảm thiểu bớt được những lo sợ khi con gặp phải tình trạng này

Và đặc biệt hơn Medicalhealth hy vọng rằng quý phụ huynh có thể tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích cho bản thân để có thể giúp con không chỉ tránh được cơn nấc mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác, giúp con được phát triển một cách khỏe mạnh và khoa học nhất.

Bài viết này của Medicalhealth chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/childrens-health/newborn-hiccups
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321932#how-to-stop-newborn-hiccups



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-bi-nac-cut/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét