Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

TRẺ SƠ SINH BỊ HO CÓ ĐỜM VÀ SỔ MŨI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thường gặp nhưng phụ huynh không được chủ quan, vì sao ư? Hãy đọc hết bài viết này nhé!

Đã có nhiều trường hợp các ông bố bà mẹ thấy con mình trong tình trạng ho có đờm và sổ mũi nhưng chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là triệu chứng của những dạng cảm lạnh thông thường do thời tiết, ít ai nghĩ rằng đó là biểu hiện cho một “mối nguy hại” nào đó đang rình rập con mình và “tấn công” bất cứ khi nào có cơ hội. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên thông thường nguyên nhân xuất phát từ hệ hô hấp chiếm đến khoảng 60%. Theo phân chia trong giải phẫu, đường hô hấp sẽ được sụn nhẫn ngăn cách thành 2 phần có vai trò đảm nhận chức phận khác nhau – đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới; Hai phần này sẽ tương ứng với những bệnh lí tại đó gây ra tình trạng ho có đờm và sổ mũi:

– Đường hô hấp trên: bao gồm các cơ quan như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

Đường hô hấp dưới: tính từ khí quản, phế quản và cả 2 lá phổi.

Đối với những cơ quan tại đây, khi xảy ra bất kì vấn đề gì gây tác động đến niêm mạc phủ trong lòng khoang mũi, hầu họng, khí quản, … như sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút khiến cho niêm mạc tiết ra chất hóa học để tiêu diệt chúng sẽ tạo thành đờm, màu sắc đờm trong, xanh hay đục tùy thuộc vào từng bệnh lí cụ thể do những nguyên nhân cụ thể; chẳng hạn đàm có màu hồng khi lẫn máu, màu xanh hoặc đục do nhiễm vi khuẩn trong khi đờm trong có thể do nhiễm vi rút. Đồng thời cơ thể sẽ đưa ra động thái ho và sổ mũi để tống dị vật, dị nguyên ra khỏi đường ống dẫn khí.

Những nguyên nhân còn lại xuất phát từ những tình trạng tổn thương cơ quan lân cận hoặc phản ứng của cơ thể:

  • Cơ quan lân cận tổn thương: chẳng hạn như một khối u gần đó gây chèn ép vào đường dẫn khí khiến cho trẻ khó nuốt, thì cơ thể cũng bị kích thích và sinh ra hiện tượng ho, sổ mũi. Một tiết lộ cho bạn rằng những trường hợp viêm tai cũng có thể xảy ra tình trạng ho ở bé, nghe có vẻ vô lí vì nó ở xa thế kia mà? Thế nhưng điều này được giải thích là tại tai có dây thần kinh chi phối cũng là dây chi phối vùng hầu họng, khi tai bị viêm và tác động thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra tình trạng ho như một phản hồi của cơ thể và ngược lại.
  • Phản ứng của cơ thể: những nguyên nhân như sự thay đổi môi trường, thời tiết đột ngột làm cho cơ thể không kịp thích ứng hoặc do việc ăn uống, sinh hoạt của bé do uống nước lạnh gây viêm họng; dị ứng với khói bụi, phấn hoa, … cũng là những yếu tố khiến bé trở nên khó chịu và ho kèm sổ mũi.

Vậy trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Căn cứ vào những thông tin nêu trên thì triệu chứng này sẽ xuất hiện khi bé mắc phải những bệnh lí như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản, trào ngược dạ dày, …

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi có những triệu chứng nào?

tre-so-sinh-so-mui

Trong trường hợp phụ huynh chưa biết con em mình có phải là ho có đờm và sổ mũi hay không thì chỉ cần để ý những biểu hiện như:

  • Âm sắc khi ho: đối với một cơn ho thông thường, nếu không có bất kì dị vật nào cản trở thì tiếng ho sẽ khô và nhanh trong khi đó tiếng ho của trẻ sơ sinh có đờm sẽ trầm, khàn và rền hơn rất nhiều.
  • Ho lâu ngày không khỏi: thông thường tình trạng ho có đờm sẽ xuất hiện khi bé bị mắc phải bệnh lí nhiều hơn là phản ứng ho thông thường của cơ thể, do vậy nếu ho lâu ngày không tự khỏi thì các bà mẹ cần chú ý
  • Ho kèm sốt, nôn trớ
  • Ho nhiều kèm tím tái, ngạt khí: sự tống đờm ra khỏi đường dẫn khí liên tục nếu vẫn chưa ra được sẽ gây cản trở nhiều đến việc hô hấp.
  • Áp tai vào ngực nghe tiếng khò khè, rên rít
  • Mũi sụt sịt, có khi tự chảy dịch khi bé ngủ một cách thụ động.

Cách chữa ho có đờm và sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

cach-chua-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui

Chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:

  • Giữ đầu của bé nằm cao hơn ngực bằng cách kê gối dưới phần vai và đầu giúp đường thở được lưu thông dễ dàng, không bị tình trạng dịch nhầy tiết ra chảy ngược và đọng lại gây bít tắc đường thở
  • Dùng nước muối sinh lí rửa mũi cho bé 5 – 6 lần mỗi ngày để hòa loãng chất nhầy kết hợp phương pháp hút mũi cho bé để giúp bé dễ thở hơn.
  • Vỗ rung long đờm cho bé: có vẻ phương pháp này sẽ còn mới với nhiều phụ huynh, tuy nhiên cách này đã có từ lâu nay giống như phương pháp hỗ trợ tống dị vật (đờm) trong đường hô hấp của trẻ đi ra bên ngoài từ đó làm giảm tình trạng ho đáng kể. Cách thực hiện rất đơn giản: đầu tiên phụ huynh đặt bé nằm sấp trên cẳng tay thuận, bàn tay mẹ ôm sát mặt bé, đồng thời dùng chân cùng bên hỗ trợ nâng tay giữ bé lên. Sau đó nghiêng từ từ chúc xuống đất góc 45 độ rồi lấy tau còn lại đập vào lưng bé theo chiều từ sau tới trước, từ dưới hướng lên rất hiệu quả để tống đờm nhé! Tuy nhiên nên lưu ý dùng vừa sức tránh để trẻ bị đau.

Ngoài ra, các bà mẹ hãy thử áp dụng thêm một số phương pháp giúp giảm triệu chứng đến từ thiên nhiên được nhiều người áp dụng:

  • Trà gừng: trong Đông Y, gừng vốn là một thảo dược có tính nhiệt do vậy nó sẽ giúp làm ấp cơ thể, tiêu đờm, giảm chảy nước mũi và từ đó hạn chế việc làm ho ở trẻ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng gừng nấu nước để cho trẻ tắm, đặc biệt việc làm này rất hữu ích khi thời tiết lạnh hoặc trời chuyển đông; toàn bộ cơ thể sẽ được làm ấm và giảm thiểu tối đa các tác nhân môi trường và thời tiết gây ho ở trẻ bằng cách nướng gường cháy xém trên lửa, cạo sạch vỏ, giã nát rồi cho nước đun khoảng 5 phút, pha loãng với nước với nhiệt độ ấm vừa phải rồi tắm cho trẻ.
  • Chanh đào ngâm đường phèn: trong chanh đào chứa một lượng lớn vitamin C và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng của bé gấp nhiều lần, góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch tấn công sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Ngoài ra nó còn có tác dụng tiêu đờm nên hạn chế triệu chứng để bé không cảm thấy khó thở và sổ mũi nữa!
  • Hoa đu đủ đực: theo y học thì hoa đu đủ đực có tính đắng, trung bình giúp lợi tiểu, ngăn ngừa ung thư, giúp nhuận tràng và đặc biệt trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi. Dân gian thường hay kết hợp cùng tía tô, hoa khế và đường phèn thành bài thuốc trị ho có đờm kèm sổ mũi rất hay. Chúng ta có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách cho những nguyên liệu kể trên vào nồi hấp và rải một lớp đường phèn lên bề mặt, sau đó đun sôi cách thủy khoảng 30 phút rồi để nguội là đã có thể dùng được rồi! Cho bé uống 3 lần sáng – trưa – tối, mỗi lần khoảng 1 muỗng canh có thể thấy hiệu quả ngay.

Không chỉ đơn giản là điều trị triệu chứng, bạn đọc cần lưu ý bảo vệ bé khỏi các tác nhân xung quanh môi trường cũng là một phương án hỗ trợ điều trị giúp bé cải thiện tình trạng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh mà không lo gặp lại vấn đề phiền toái này thêm một lần nào nữa

  • Chích ngừa phòng cúm cho trẻ trong chương trình tiêm chủng quốc gia
  • Cho bé ăn uống, dinh dưỡng đủ các chất cần thiết và vitamin hỗ trợ trong hoa quả như vitamin C, vitamin B3, …
  • Tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian phù hợp khoảng 10 – 15 phút với buổi sáng từ 6h00 – trước 8h00 hoặc chiều sau 16h00.
  • Nên mang khẩu trang cho trẻ khi đưa ra ngoài đường để tránh bụi bẩn, khói, chất độc mà bé có thể dễ dàng hít phải
  • Mặc đồ giữ ấm cho trẻ khi trời đêm và ra ngoài đường, đặc biệt là mùa mưa hoặc thời tiết trở lạnh.
  • Thường xuyên lau, rửa tay, vệ sinh tay, chân cho trẻ.

Khuyến cáo khi trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi

trieu-chung-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui

Ho có đờm với biểu hiện kéo dài và sổ mũi ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lí khác nhau, vậy nên dù cho bạn đã có kiến thức hoặc chưa thì vẫn hãy đưa bé đi khám ở cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh giúp bé mau chóng khỏi bệnh.

Tuyệt đối không được chủ quan, dùng những phương pháp trên để chữa bệnh và thay thế dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài. Đồng thời không tự ý mua và sử dụng những dòng thuốc bên ngoài, điều này cực kì nguy hiểm vì mỗi cá thể và thể trạng đều hoàn toàn khác nhau, không có bệnh nào giống bệnh nào. Vì vậy quý bậc phụ huynh đừng nghe người này chỉ chữa cái này, chỉ chữa cái khác rồi làm theo mà vô tình hại mất con mình nhé!

KẾT LUẬN

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là triệu chứng tưởng chừng đơn giản nhưng phía sau đó lại là một câu chuyện cực kì phức tạp, nhưng các quý phụ huynh đừng quá lo lắng, chỉ cần lưu ý một chút để phát hiện vấn đề sớm, đưa đến bác sĩ sớm nhất và kết hợp những yếu tố bài viết đã nêu trên thì bệnh lí này cũng sẽ thuyên giảm thôi! Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống thực tiễn, hẹn gặp lại vào bài viết tiếp theo!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Tham khảo nội dung từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tre-bi-ho-co-dom-kho-khe-phai-lam-nao/



source https://medicalhealth.vn/tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-so-mui/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét