Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Tiểu đường thai kỳ – vấn đề bà bầu có thể gặp

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề một số bà bầu gặp phải không chỉ gây hại đến sức khỏe của mình mà cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta cùng đi sau  tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loại dung nạp glucose ở bất kì mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (theo định nghĩa WHO – Tổ chức Y tế thế giới)

Có thể hiểu sâu xa khi phụ nữ mang thai sẽ có tình trạng thay đổi nội tiết tố rất nhiều, trong đó có tác động đến cơ chế dùng insulin của cơ thể. Cụ thể là tự động đề kháng với insulin với mức độ nhẹ để giữ một lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường để truyền sang cho thai nhi nhưng trong một vài trường hợp bà bầu có thể gặp phải là quá trình tiết insulin biến đổi quá mức trong một thời gian sẽ lại làm giảm lượng insulin tiết ra khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn lúc ban đầu. Thường xảy ra ở tuần thai thứ 24 – 28, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến cả mẹ và con.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Nhiều thông tin cho biết rằng phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kì triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi đo mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh thông qua đọc kết quả chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên vượt quá mức bình thường:

  • Trong trường hợp một trong các chỉ số đường huyết khi đói > 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L sẽ được xếp vào tiểu đường trên lâm sàng.
  • Đường trong máu khi đói trong khoảng 5,1 đến 7,0mmol/L được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu đường máu lúc đói < 5,1mmol/L thì thai phụ phải đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để được chẩn đoán.

Đồng thời kèm theo một số biểu hiện giống người mắc bệnh đái tháo đường như: ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nước, gầy nhiều, mệt mỏi, thiếu sức sống, nước tiểu có kiến bâu và vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, …

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Khi lượng insulin sản xuất không kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu trong cơ thể dẫn đến đường máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai:

Đối với thai phụ: có các biến chứng do tiểu đường thai kỳ hay gặp phải như tiền sản giật cao gấp 5 lần người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh; khó sinh: do sự ảnh hưởng của việc sản xuất không ổn định insulin trong tuyến tụy dẫn đến thai nhi phát triển nhanh chủ yếu ở phần thân trên và vai. Đã có vài trường hợp có thể gây tổn thương âm đạo mẹ do rặn quá sức, cũng gãy xương hoặc tổn thương não của thai nhi; sinh non; thai chết lưu, vỡ ối; …

Đối với thai nhi: Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, béo phì, suy hô hấp, có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, thần kinh, tim mạch, vàng da, …

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Việc mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người mẹ và thai nhi khi chào đời. Do vậy cần nên tuân thủ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ là tốt nhất, tuy nhiên sau đây là một số gợi ý về thực phẩm mẹ bầu nên ăn: Thịt nạc, cá, các loại sữa không béo không đường, những thực phẩm ít gây tăng đường máu như đậu đỗ, gạo lứt, và tăng cường rau xanh như:

  • Măng tây: có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp giữ lượng đường trong máu ở mức độ ổn định đồng thời tăng kích thích sản xuất insulin giúp cơ thể hấp thụ lượng glucose tối đa nhất có thể.
  • Dưa leo: theo nhiều thông tin cho biết dưa leo chứa hormone cần thiết giúp cho insulin của tuyến tụy được sản xuất, ổn định chỉ số đường huyết và ngừa biến chứng đái tháo đường. Bạn đọc có thể ép thành nước uống, chế biến rau trộn cùng xà lách
  • Khổ qua: một số nơi gọi là mướp đắng, nó có công dụng trong việc đào thải các độc tố và tăng khả năng chống nhiễm trùng trong cơ thể. Mặt khác còn giảm lượng đường huyết trong bệnh nhân tiểu đường bằng cách giúp tăng hấp.
  • Bông cải xanh: là loại rau mà nên đưa vào chế độ ăn cho người tiểu đường vì nó rất tốt, có thành phần Sulforaphane, crom kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có nhiều chất chống oxy hóa tố cho hệ tim mạch, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu mắc bệnh nên hãy ăn các loại rau trước khi vào bữa chính, sau đó ăn tinh bột và chất đạm giúp làm giảm khả năng hấp thu carbohydrates trong cơ thể đấy nhé!

Bà bầu cần phải có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể tốt nhất và lượng đường máu ở mức độ nhất định. Cần cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, chất xơ làm giảm sự hấp thu đường, duy trì ổn định lượng đường trong máu và có lợi trong ngăn ngừa các biến chứng tim mạch; đồng thời không được tự ý cắt giảm đột ngột lượng tinh bột đưa vào cơ thể như bỏ cơm, bỏ dùng những thực phẩm cung cấp đường bột tương tự vì nhu cầu thiết yếu của cơ thể chính là chất đường bột – cần cho mọi sự hoạt động của tế bào, hãy cung cấp với một liều lượng vừa phải, không quá nhiều hoặc quá ít

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Dĩ nhiên những loại thực phẩm nên kiêng là thực phẩm, thức uống lượng đường và chất béo cao gây tăng đường huyết trong máu thai phụ. Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế:

  • Những loại đồ ăn ngọt: bánh kẹo, chè, kem, trái cây ngọt, …
  • Giảm ăn mặn: khi đang mắc bệnh, hệ miễn dịch đã suy giảm dần. Nếu mẹ bầu ăn mặn sẽ gia tăng nguy cơ gây tăng huyết áp như một số thực phẩm đồ hộp chế biến sẵn: thịt nguội, đồ hộp, cháo, …
  • Thực phẩm giàu chất béo: thịt mỡ, nội tạng (tim, gan, …), đồ ăn vặt, đồ chiên xào, lòng đỏ trứng, …
  • Thức uống gây nghiện, thức uống có ga, nước ngọt, …

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Đối với mức xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hiện nay thì các bà mẹ hãy yên tâm vì nó chỉ giao động từ 80.000 đồng – 250.000 đồng/lần tùy vào quy định về chi phí thăm khám từng nơi mà thai phụ đến.

Trong một lần đến khám như vậy, thai phụ sẽ được áp dụng 1 trong 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay:

Xét nghiệm 1 bước:

Thai phụ đến xét nghiệm tại cơ sở y tế kiểm tra mức độ dung nạp Glucose trong 2 tiếng. Chú ý là không được ăn uống bất kì thứ gì trong vòng 8 – 14 tiếng cho đến khi làm xét nghiệm xong; mẹ bầu được cho uống dung dịch chứ 75g Glucose và tiếp theo sẽ được y tá lấy máu khoảng 3 lần cách nhau 60 phút mỗi lần để đi định lượng nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm 2 bước:

  • Bước 1: thử nghiệm đường huyết. Ưu điểm phương pháp này là thai phụ không cần kiêng ăn hay thai đổi chế độ ăn uống trước khi làm xét nghiệm; thai phụ sẽ được yêu cầu uống dung dịch chứ 50g Glucose trong vòng 5 phút và chờ sau 1 tiếng để lấy máu kiểm tra nồng độ đường huyết.
  • Bước 2: nếu nồng độ đường trong máu quá cao thì thai phụ sẽ được làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose trong 3 tiếng đồng hồ, nhân viên y tế sẽ cho uống 100g Glucose và được y tá đến lấy máu 3 lần cách nhau 60 phút 1 lần để đi định lượng nồng độ đường trong máu.

Góc các câu hỏi về chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Khi mắc bệnh tiểu đường lúc mang thai, các nhà khoa học khuyên nhiều mẹ bầu hãy nên dùng một số loại hoa quả sau đây:

  • Bưởi đỏ: trong bưởi giàu vitamin C gấp nhiều lần so với chanh và nhiều chất chống oxy hóa, vậy nên đây được xem là lựa chọn tối ưu.
  • Việt quất: đây là loại trái cây được nhiều bác sĩ khuyên dùng, cũng như bưởi, trong việt quất có nhiều chất chống oxy hóa và cung cấp hàm lượng Carbohydrates thấp và nhiều chất xơ, vitamin thiết yếu.
  • Đào: trong đào được kiểm tra chỉ số GI (chỉ số đường) thấp nên có thể giúp mẹ ổn định được lượng đường huyết.
  • Táo: Táo có chất chống oxy hóa rất tốt để giảm lượng cholesterol trong máu hạn chế biến chứng tim mạch của đái tháo đường.
  • Roi: không chỉ có thể giảm tình trạng tiểu nhiều mà còn có tác dụng khống chế lượng đường trong máu.
  • Lê: đây là loại trái cây có nhiều chất xơ và ít đường, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường khi ăn.

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước cam không?

tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-nuoc-cam-khong
tiểu đường thai kỳ có được uống nước cam

Câu trả lời hoàn toàn là có thể nhé! Tuy nhiên mẹ bầu cần sử dụng với liều lượng nhất định, nên uống sau khi ăn 1 – 2 tiếng, lưu ý không nên ăn quá no hoặc uống nước cam lúc bụng đang đói và lựa chọn loại cam không chín ép, không héo hoặc có màu vàng.

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì chắc chắn sẽ có những loại thực phẩm, thức uống mang đến cho bạn nỗi phiền toái, thậm chí là làm tình trạng bệnh chuyển biến thêm xấu đi nếu sử dụng thêm trong một thời gian với liều lượng nhiều.

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-nuoc-dua-khong
tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa

Tuy nước dừa là thức uống thanh nhiệt được mọi người ưa chuộng với thành phần dinh dưỡng trong 100g sẽ có 3 – 4g là đường bột, khoảng ít hơn 0,5g chất béo, 0,5 – 1g protein và muối khoáng, kali, canxi, chloride, … nhưng trong trường hợp người mẹ mang thai không nên uống nước dừa với số lượng nhiều, tần suất thường xuyên là kinh nghiệm dân gian ông bà ta đã chỉ lại. Hơn nữa trong thực tế, nếu uống nhiều sẽ gây tăng đột ngột đường huyết làm thai phụ sớm có những biểu hiện phản ứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Do đó không nên dùng nước dừa khi mắc bệnh.

 TỔNG KẾT

Rất mong thông tin mình đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề tiểu đường thai kỳ trong thời kì phụ nữ mang thai để có thể nhận ra sớm hơn và có phương pháp điều trị, điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp; không gây ra những sai lầm đáng tiếc. Hẹn gặp lại vào bài viết sau nhé!

Bài viết của Medicalhealth chỉ có tính chất tham khảo thêm một nguồn thông tin cho độc giả, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh như trên các bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị.

Nội dung bài viết có tham khảo từ: https://www.webmd.com/



source https://medicalhealth.vn/tieu-duong-thai-ky/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét